Chủ tịch hội đồng quản trị có phải là to nhất điều hành cả công ty cổ phần hay không? vai trò của chủ tịch hội đồng quản trị là gì? Là thắc mắc của rất nhiều người không hiểu rõ được luật.
- 8 lời khuyên cho các doanh nghiệp khi gặp luật sư tư vấn doanh nghiệp
- Luật sư tư vấn về thủ tục xin visa 6 tháng cho người nước ngoài ?
- Giải đáp thắc mắc về chữ ký số khi đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Chủ tịch hội đồng quản trị có phải là to nhất trong công ty cổ phần
Không ít người tin rằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là chức danh quan trọng và “to” nhất trong công ty cổ phần. Tuy nhiên thì không hẳn là như vậy nếu xét theo quy định của pháp luật. Nếu biết về kiến thức luật doanh nghiệp và đọc kỹ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (kế thừa quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005) thì thấy rằng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐQT, HĐQT là khá rõ ràng.
Vai trò của Chủ tịch HĐQT trong Công ty CP là gì?
Nhiều người cho rằng vị Chủ tịch HĐQT sẽ có quyền lực “tối cao” trong Công ty CP, có quyền quyết định tất cả mọi việc, từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh… đến việc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty CP. Số khác thì cho rằng, việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty là việc của Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc điều hành); còn Chủ tịch HĐQT chỉ có quyền điều hành HĐQT.
Đây là ngộ nhận rất phổ biến mà nhiều người, kể cả giới truyền thông, và cả những thành viên HĐQT thiếu am hiểu luật pháp, cũng thường hay mắc phải. Tổng giám đốc (hay giám đốc) điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh hang ngày của công ty là chính xác, nhưng cho rằng Chủ tịch HĐQT “điều hành” HĐQT là sai hoàn toàn.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, mỗi thành viên HĐQT đều có quyền biểu quyết ngang nhau và hoàn toàn bình đẳng với nhau. Cho nên, không có chuyện ai điều hành ai, cho dù người đó có là cổ đông lớn nhất, cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, hay Chủ tịch HĐQT. Vậy thì, nếu cho rằng, Chủ tịch HĐQT “điều hành” HĐQT là hiểu không đúng. Cách hiểu sai lầm như vậy sẽ gây nhiều hệ lụy không tốt cho các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty CP.
Vai trò thực sự của Chủ tịch HĐQT trong Công ty CP là như thế nào?
Theo Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm dẫn dắt HĐQT, đảm bảo tính hiệu quả của HĐQT ở tất cả mọi góc độ, lịch trình hoạt động. Chủ tịch HĐQT đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các thành viên HĐQT một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Ban điều hành. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT là xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả cho các thành viên HĐQT độc lập nhằm giúp họ có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty, là đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa những thành viên HĐQT điều hành và thành viên HĐQT độc lập.
Khác với Giám đốc là người điều hành kinh doanh dưới sự ủy quyền của HĐQT trong việc thực hiện các chính sách và chiến lược, Chủ tịch HĐQT là người dẫn dắt HĐQT xây đựng chiến lược và hoạch định các chính sách đó. Chính vì vậy, việc tách biệt hai vai trò Giám đốc (Tổng giám đốc) và Chủ tịch HĐQT thường được khuyến khích.
Chủ tịch là người động viên, hỗ trợ Giám đốc và Ban điều hành nhằm giúp họ thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch đã vạch ra nhằm thỏa mãn các cổ đông. Hiển nhiên công việc của Chủ tịch HĐQT cũng bao gồm công tác giám sát và phản biện nhưng theo chiều hướng tích cực chứ không phải là tạo ra những rào cản.
Vai trò thực sự của Chủ tịch HĐQT trong Công ty CP là như thế nào?
Theo Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp chia sẻ thì vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch HĐQT là đảm bảo rằng, HĐQT thể hiện sự lãnh đạo (và kiểm soát) mà mọi người mong đợi ở HĐQT. Do đó, việc lãnh đạo có tính chuyên nghiệp từ các cuộc họp HĐQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nguồn lực mà Chủ tịch HĐQT nắm giữ và phải tận dụng tốt, đó là thời gian và tài năng của các thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT dù thực ra là không “to” nhưng đóng vai trò trung tâm, làm việc với và thông qua Giám đốc (Tổng giám đốc) tác động đến công ty thể hiện sự liên hệ, nhưng không tác động trực tiếp vào hoạt động bình thường của công ty. Chủ tịch HĐQT là người kiến tạo sự thống nhất của các thành viên HĐQT và tránh cạnh tranh với Giám đốc (Tổng giám đốc).
Tóm lại, hiện trạng có khá nhiều Công ty CP, nhất là những công ty có yếu tố gia đình, Chủ tịch HĐQT (thường là người có cổ phần cao nhất) được tôn sùng quá mức. Điều đó khiến cho những thành viên HĐQT khác chỉ có cho “đủ số lượng”. Điều này gây nhiều hệ lụy không tốt cho Công ty khi Chủ tịch HĐQT, vì nhiều lý do khác nhau đã đưa ra những quyết định sai lầm, nhưng không ai, kể cả các thành viên HĐQT khác, dám lên tiếng ngăn cản hay phản đối. Ngoài ra, không ít công ty hiện nay, chủ tịch HĐQT có thể là người “ngoại đạo” hoàn toàn vì không tham gia chức vụ điều hành nào, cũng không sở hữu một cổ phiếu nào.
Nguồn: vpluatsu.org