Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Giám sát công vụ nhìn từ vụ YouTuber quay phim CSGT

Giám sát công vụ nhìn từ vụ YouTuber quay phim CSGT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Vụ việc các YouTuber ghi hình cảnh làm nhiệm vụ của Đội CSGT Phú Lâm thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08 – Công an TP.HCM) vào sáng 22-2, tại khu vực gần Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân) với lý do “giám sát công vụ” đang nhận được những ý kiến trái chiều từ dư luận.

Nói “CSGT lấn chiếm lòng, lề đường” là sai

Nói “CSGT lấn chiếm lòng, lề đường” là sai

Một sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật, một luật sư nhận định việc nhóm YouTuber cho rằng lực lượng CSGT có hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, vi phạm pháp luật khi lập chốt tuần tra, kiểm soát phương tiện tham gia giao thông là không đúng. Bởi vì theo quy định tại Điều 16 Thông tư 65/2020 (quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT) thì CSGT được quyền lập điểm (ngoài trạm CSGT) để dừng, kiểm soát phương tiện tham gia giao thông.

“Khi lập điểm dừng, kiểm soát thì CSGT phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT). Nghĩa là lúc này CSGT được phép sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố để làm nhiệm vụ” – LS nói.

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 67/2019 của Bộ Công an (quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT; có hiệu lực từ ngày 15-1-2020). Theo đó, “khu vực bảo đảm trật tự, ATGT là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, ATGT và an ninh trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, ATGT phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan”.

“Như vậy, CSGT được quyền lập chốt ở vị trí thuận tiện, đảm bảo an toàn, đặt cọc tiêu, xe mở đèn quay báo hiệu để người tham gia giao thông được biết, CSGT cũng quây cọc tiêu khu vực làm nhiệm vụ nên không thể nói là lấn chiếm lòng, lề đường” – LS khẳng định.

Giám sát nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật

Giám sát nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật

Từ năm 2013, Cục CSGT (Bộ Công an) đã có Văn bản số 2315/C67-P6 khẳng định một cách rõ ràng người dân được quyền quay phim, chụp ảnh (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh) CSGT đang làm nhiệm vụ; không ai được phép ngăn cản quyền hợp pháp này của người dân.

“Đến năm 2019, sự ra đời của Thông tư 67 càng khẳng định quyền giám sát chính đáng của người dân. Có thể nói đây là lần đầu tiên Bộ Công an quy định chi tiết về hình thức giám sát của người dân đối với lực lượng CSGT thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Điều này cụ thể hóa các quyền của công dân đã được hiến pháp và pháp luật quy định” – LS nêu quan điểm.

Theo LS, người dân có quyền giám sát đối với lực lượng CSGT thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng phải đảm bảo các quy định tại khoản 5 Điều 11 của Thông tư 67/2019. Đó là: (1) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; (2) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, ATGT đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, ATGT; (3) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Phân tích cụ thể các quy định vừa nêu, LS cho biết việc giám sát của người dân, dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải bảo đảm và tuân thủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc giám sát phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là việc giám sát phải xuất phát từ động cơ trong sáng, vì mục đích bảo vệ trật tự, ATGT; bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật; bảo đảm CSGT tuân thủ quy trình công tác, tác phong, thái độ chuẩn mực. Không được lợi dụng việc giám sát để bóp méo sự thật nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm lực lượng CSGT hoặc người khác.

Thứ hai, việc giám sát không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ.

Thứ ba, người dân khi thực hiện việc giám sát phải ở vị trí ngoài khu vực bảo đảm trật tự, ATGT (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, ATGT). Khu vực đảm bảo ATGT được xác định là nơi giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng.

Thứ tư, việc giám sát tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử hình sự

Cũng theo LS, trường hợp đủ cơ sở xác định người thực hiện quyền giám sát lực lượng CSGT nhưng lại có hành vi cản trở người thi hành công vụ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…). Mức phạt tiền trong trường hợp này là 2-3 triệu đồng.

Trong khi đó, theo LS cũng có thể xem xét xử phạt người vi phạm theo điểm h khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013 về hành vi gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức với mức phạt tiền tương tự nếu đủ cơ sở xác định hành vi vi phạm.

Ngoài ra, LS cho rằng cũng không loại trừ việc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm về tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS) nếu hành vi thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tương tự, người vi phạm có thể bị xử lý về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331 BLHS).

Nguồn: vpluatsu.org – Tổng hợp

Check Also

Đề nghị xử lý hình sự hơn 300 doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của ...