Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Giáo Dục / Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM bỏ học vì chọn nhầm nghề

Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM bỏ học vì chọn nhầm nghề

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, hàng năm trong hệ thống ĐH này có hàng ngàn sinh viên bỏ học vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có do chọn nhầm ngành nghề.

Thông tin này được đưa ra trong buổi hội thảo Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng nay 5.11. Sự kiện có sự tham gia của gần 100 chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học trong và ngoài nước.

Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, hàng năm trong hệ thống ĐH này có hàng ngàn  sinh viên bỏ học vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó có nguyên nhân chọn nhầm ngành  nghề.

Báo Tuổi trẻ trích lời phát biểu của PGS.TS Vũ Hải Quân trăn trở: “Chúng ta đang tự trói tay mình vì những qui định để rồi bất lực nhìn các em bỏ học trong khi chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay cùng các em bước tiếp”.

PGS Quân thẳng thắn chỉ ra, các trường ĐH hiện nay đang “tự trói tay mình” về định mức học phí bất hợp lý để rồi phải đẻ ra nhiều hệ đào tạo khác nhau. Trong khi đó, một số trường đã mạnh dạn tính đúng, đủ học phí để làm nhiều việc hơn.

PGS-TS Vũ Hải Quân - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM 

PGS-TS Vũ Hải Quân – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM 

Theo Thanh niên đưa tin, ngoài vấn đề này, PGS-TS Vũ Hải Quân cũng chỉ ra rằng trong xã hội 4.0 ngày nay, nhiều việc làm mới sinh ra trong khi rất nhiều công việc cũ mất đi. Những ngành nghề như dệt may, thợ xây… sắp tới sẽ có robot thay thế.

Chính vì vậy, sinh viên nếu muốn thích ứng với thị trường lao động thì phải làm được những việc mà máy móc không làm được. Tuy nhiên, sinh viên trẻ lại đang gặp rào cản khi cách giáo dục truyền thống với những tiêu chuẩn đào tạo giống nhau, chương trình đào tạo chú trọng quá nhiều về nghề nghiệp, thiếu sự tương tác, gắn kết với cộng đồng, chưa chú trọng đến sự tự chủ của cá nhân người học… đang biến người học trở nên máy móc.

Hội thảo 'Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam' diễn ra sáng 5-11

Hội thảo ‘Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam’ diễn ra sáng 5-11

Trên báo Tuổi trẻ dẫn lời phát biểu của GS.TS Nguyễn Lộc – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng cho rằng giáo dục đại học phải tăng cường sự trải nghiệm cho người học.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Thiên Phúc – phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, hiện nay nhu cầu thay đổi chất lượng giáo dục để đáp ứng sự thay đổi đột biến của các hoạt động công nghiệp càng rõ nét hơn bao giờ hết. Các ngành học mới là giao của nhiều ngành chuyên môn khác nhau, có cả ảnh hưởng rất lớn của ngành công nghệ thông tin xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều hơn.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Vì sao ngành Y tế yêu cầu các ứng viên có bằng cao đẳng trở lên?

Theo các quy định trong Thông tư 03/2022/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26 ...