Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Giáo Dục / Luật sư trao đổi kinh nghiệm thi kết thúc tập sự Luật sư

Luật sư trao đổi kinh nghiệm thi kết thúc tập sự Luật sư

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (22 votes, average: 4,82 out of 5)
Loading...

Luật sưVăn phòng Luật sư ASCL trao đổi một số kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư. Quá trình trở thành Luật sư là một quá trình đầy thử thách và kết quả thi kết thúc tập sự được xem là “rào cản” cuối cùng để trở thành “Thầy cãi”.

kinh-nghiem-thi-ket-thuc-tap-su-hanh-nghe-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

1. Giai đoạn chuẩn bị thi kết thúc tập sự Luật sư

kinh-nghiem-thi-ket-thuc-tap-su-hanh-nghe-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

a. Nộp Báo Cáo Kết Quả Tập Sự (BCTS) đến Đoàn Luật Sư.

Đoàn Luật sư sẽ kiểm tra sơ bộ sau đó gửi Bộ Tư Pháp (“BTP). Những báo cáo không đạt yêu cầu sẽ được Đoàn Luật sư liên hệ để chỉnh sửa. Có những người không tập sự “thật sự” vẫn chuẩn bị hồ sơ đạt yêu cầu. Nhưng, lời khuyên là cố gắng tham gia tập sự Luật sư thực tế và nếu thời gian hạn hẹp thì cố gắng nghiên cứu kỹ hồ sơ. Mọi thông tin đều được cập nhật trên Website Liên đoàn và Đoàn Luật sư.

b. Thẩm tra Hồ Sơ tập sự hành nghề Luật sư

Giai đoạn này Người tập sự hành nghê Luật sư không cần quan tâm nếu hồ sơ đạt yêu cầu.

c. Thông báo tổ chức kỳ thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

kinh-nghiem-thi-ket-thuc-tap-su-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

Để cập nhật kịp thời các tin tức liên quan đến kỳ thi (từ danh sách thi, thời gian tổ chức thi đến kết quả thi, phúc khảo,…), đều được đăng tải lên Website của Liên đoàn Luật sư và Đoàn Luật sư (một số tỉnh thành).

2. Nội dung thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư.

a. Bài kiểm tra viết thứ nhất

  • Kết cấu đề thi gồm: câu 1 (về dân sự) và câu 2 (về hình sự hoặc kinh doanh thương mại, chọn 1 trong 2 tình huống).
  • Thời gian: 180’
  • Tài liệu càng nhiều càng ít.
  • Chuẩn bị luật và văn bản hướng dẫn đầy đầy đủ. Các sách hướng dẫn, chỉ dẫn áp dụng luật… Kể cả văn bản đã hết hiệu lực. Chuẩn bị tư tưởng trước là mình sẽ làm phần dân sự hay phần kinh doanh thương mại (trong phần tự chọn) để mang tài liệu để bớt “gánh nặng tài liệu”. Đồng thời, tránh tư tưởng, lập trường không vững đến lúc đang làm câu dân sự lại chuyển sang kinh doanh thương mại hoặc ngược lại.
  • Đề thi không phải là vụ việc thật ngoài thực tế, nên đề cho gì thì nên biết vậy, giả định luôn là như vậy chứ không nên tự mình đào sâu, mở rộng rồi cho rằng đề không đúng, bị thiếu dữ kiện… để rồi tốn quá nhiều công sức để xử lý.
  • Căn chỉnh thời gian hợp lý tránh làm không hết câu. Kinh nghiệm cho thấy cần phải làm hết các câu để dễ ăn điểm hơn là làm tốt một câu trọn vẹn rồi không đủ thời gian làm câu còn lại.
  • Quy chế thi không cho phép trao đổi trong khi làm bài nhưng theo kinh nghiệm cho thấy phải “tùy cơ ứng biến”. Dù sao, thí sinh phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế thi…

kinh-nghiem-thi-tap-su-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

b. Bài kiểm tra viết thứ hai

  • Kết cấu đề thi: Phần trắc nghiệm (về pháp luật Luật Sư gồm cả thông tư hướng dẫn và Quy Tắc ĐĐ&UXHNLSVN,) + Phần tự luận (1 câu hỏi kiểu trình bày và phân tích 1 Quy Tắc ĐĐ&UXHNLS và 1 tình huống để người thi vận dụng quy tắc giải quyết).
  • Thời gian: 90’
  • Không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào

c. Bài kiểm tra thực hành (vấn đáp).

  • Hồ sơ thực hành

– Về kết cấu và format yêu cầu: chi tiết trong “Thông Báo vv kiểm tra…” được đăng tải trên Website Đoàn Luật sư.

– Hồ sơ phải làm đúng theo yêu cầu, nếu sai sẽ bị trả lại và chỉnh sửa để nộp lại. Kinh nghiệm là phải soát lại kỹ những quy định của pháp Luật kẻo dẫn cơ sở pháp lý không phù hợp.

– Hồ sơ vụ án phải là hồ sơ được giải quyết trong thời gian tập sự hành nghề Luật sư. Tránh xin, sao chép hồ sơ để giảm nguy cơ bị trả làm lại. Có trường hợp tập sự ở Công ty Luật tỉnh A nhưng lại xin hồ sơ của một Văn phòng Luật sư tỉnh B…

 

kinh-nghiem-thi-tap-su-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

Lưu ý: Hồ sơ vụ việc đừng quá khó (nếu đủ tự tin thì chọn hồ sơ khó nhưng mục đích của thí sinh là qua môn nên chọn hồ sơ trong giới hạn an toàn). Hồ sơ cũng không được quá sơ sài, ít dữ liệu, ít vấn đề (ít dữ liệu Giám khảo sẽ hỏi vấn đề ngoài hồ sơ). Khi chuẩn bị hồ sơ cần nghiên cứu những vấn đề liên quan xung quanh hồ sơ vụ việc vì khả năng cao Giám khảo sẽ hỏi.

Ví du: Chúng ta làm hồ sơ vụ án về tội Cướp tài sản thì cần nghiên cứu thêm tội Cưỡng đoạt tài sản, Cướp giật tài sản…

– Mỗi phòng thi sẽ có 2 giám khảo, theo sự phân công và sắp xếp của BTC. Nếu giám khảo là người hướng dẫn người tập sự hành nghề Luật sư sẽ được đổi để khách quan trong kỳ thi.

– Thời gian thi là cả ngày. Đợt thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư thứ nhất năm 6/2015 thì không có danh sách cụ thể ai thi sáng ai thi chiều. Thí sinh đến sớm và chờ đợi tên mình được gọi. Kinh nghiệm cho biết sẽ thi khoảng ½ danh sách và buổi sáng. Buổi chiều các thí sinh còn lại. Trường hợp bị gọi qua tên sẽ được sắp xếp thi cuối danh sách cho nên các đồng chí không phải lo.

  • Vấn đáp

kinh-nghiem-thi-ket-thuc-tap-su-hanh-nghe-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

– Phần trình bày của thí sinh. Theo kinh nghiệm và được các thầy cô tại Học viện tư pháp cho biết: Khi ngồi vào vị trí ghế nóng, thường thì Giám khảo sẽ “khai mào” “e/a/c trình bày đi”, trường hợp khoảng 12s sau khi ngồi mà Giám khảo vẫn “án binh bất động” thì các bạn “tuyên chiến” với nội dung: “Xin chào Thầy/cô/giám khảo/anh/chị…em/tôi xin phép được trình bày phần thi của mình”.

Các bạn chú ý trình bày đủ các phần giới thiệu bản thân là ai, tập sự ở Công ty Luật sư/Văn phòng Luật sư nào? Tóm tắt nội dung vụ án (cố gắng không nhìn vào hồ sơ để thể hiện chúng ta chuẩn bị nghiêm túc, kỹ càng).

Có những trường hợp Giám khảo không yêu cầu trình bày mà sẽ hỏi luôn các vấn đề xoay quanh hồ sơ hoặc có khi ngoài hồ sơ như tình huống pháp luật cụ thể sẽ giải quyết như thế nào… Việc Giám khảo hỏi nhiều không phải là gây khó khăn cho thí sinh mà là cơ hội để chúng ta gỡ điểm cho những câu còn ấp úng. (nói chung là Giám khảo cũng như đề thi không có ý đánh đố thí sinh thi kết thúc tập sự nghề Luật sư).

Việc trả lời câu hỏi của Giám khảo chúng ta phải nhất quán, bảo vệ quan điểm như đã chuẩn bị, tránh bị Giám khảo tác động làm chuyển hướng quan điểm – điều tối kỵ của Luật sư.

Tuy nhiên, chúng ta không tranh cãi quá mức mà chỉ cần đủ để Giám khảo hiểu là quan điểm của Thí sinh là rõ ràng, nhất quán. (Vấn đề này thì cũng tùy thuộc vào Giám khảo, có khi cãi hăng say lại được điểm cao, có khi nhẹ nhàng trả lời và nở nụ cười lúc tranh luận cũng vượt qua…). Nói tóm lại chúng ta phát huy hết khả năng trên tinh thần lắng nghe, cầu thị.

Thời gian vấn đáp trung bình của một thí sinh khoảng 10’. Trong 1 phòng bố trí 2 bàn thi (một đầu lớp, một bàn cuối lớp) để 2 thí sinh vào một lượt. Các thí sinh còn lại chờ ngoài phòng thi.

kinh-nghiem-thi-ket-thuc-tap-su-hanh-nghe-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

Theo kinh nghiệm và sự tổng hợp của các kỳ thi kết thúc tập sự Luật sư trước thì đề thi thường có một số vấn đề là:

  1. Thừa kế

Về vấn đề thừa kế các anh chị cần nắm vững về thời hiệu, hàng thừa kế, chia thừa kế, vấn đề hôn nhân trong thừa kế (hôn nhân trong thời kỳ tập  kết).

  1. Hình sự

Về hình sự cần nắm rõ các quy định về tội phạm, tình tiết định khung, tình tiết giảm nhẹ, trẻ vị thành niên…

  1. Quy tắc đạo đức

kinh-nghiem-thi-tap-su-luat-su

Kinh nghiệm thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư

Các kỳ thi trước rớt rất nhiều về môn này. Vì môn này đòi hỏi học thuộc – việc nhàm chán nhất nhưng vì kỳ thi ta phải chấp nhận.

Khi làm câu hỏi phân tích, trình bày, xử lý tình huống chúng ta phải nêu được căn cứ (Quy tắc bao nhiêu, trích ra thì điểm càng cao), lấy ví dụ minh họa.

Kết quả kỳ thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư lần 1 tháng 6/2015 có tỉ lệ đạt khá cao. Cụ thể, khu vực phía Nam 214 thí sinh đạt yêu cầu, 178 thí sinh không đạt; khu vực phía Bắc 61/264 người không đạt (không tính người vắng thi và phúc khảo).

Lời sau cùng, xin chúc các a/c/e và các bạn vượt qua kỳ thi kết thúc tập sự hành nghề Luật sư một cách nhẹ nhàng nhất.

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Vì sao ngành Y tế yêu cầu các ứng viên có bằng cao đẳng trở lên?

Theo các quy định trong Thông tư 03/2022/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26 ...