Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Luật sư tư vấn Hình sự / Luật sư cho biết phơi thóc lòng đường dẫn đến tai nạn chết người có phạm tội?

Luật sư cho biết phơi thóc lòng đường dẫn đến tai nạn chết người có phạm tội?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Luật sư tư vấn hình sựVăn phòng Luật sư ASCL tư vấn xử lý hành vi phơi thóc trên lòng đường dẫn đến tai nạn chết người. Phơi thóc lòng đường dẫn đến tai nạn chết người phạm tội gì? Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ có phạm tội?

luat-su-tu-van-phoi-thoc-long-duong-gay-tai-nan-co-pham-toi

Luật sư tư vấn phơi thóc lòng đường gây tai nạn có phạm tội

Luật sư cho tôi hỏi:

Em trai tôi có đèo vợ 2 đứa con trên một chiếc xe máy bị ngã, hậu quả là vợ chết. Nguyên nhân bị ngã do có một gia đình chiếm lòng đường phơi thóc. Do tránh xe ngược chiều nên tránh sang bạt phơi thóc thì bánh trước xe chạm vào khúc gỗ tròn kê ở dưới bạt làm xe bị ngã. Xin hỏi, em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì làm chết vợ hay không? Người đã lấn chiếm đường phơi thóc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?  Có phải bồi thường thiệt hại cho gia đình em trai tôi không?

Luật sư tư vấn:

luat-su-tu-van-phoi-thoc-gay-tai-nan-co-pham-toi

Luật sư tư vấn phơi thóc lòng đường gây tai nạn có phạm tội

 

Với thắc mắc của bạn, Luật sư tư vấn hình sự xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thứ nhất, em trai bạn là do gặp chướng ngại vật trên đường nên bị ngã xe, dẫn đến hậu quản là người đi cùng chết. Trong trường hợp này em trai bạn không có bất cứ hành vi vi phạm nào nên không phải chịu trách nhiệm về cái chết của vợ.

Thứ hai, vì lòng đường là nơi để phương tiện đi lại tuy nhiên do có một gia đình chiếm lòng đường phơi thóc, khúc gỗ kê ở dưới bạt gây cản trở giao thông dẫn hậu quả xảy ra va chạm giao thông và thiệt hại về tính mạng cho người vợ đó.

Đây là hành vi phạm tội được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự.

Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ

luat-su-tu-van-phoi-thoc-long-duong-gay-tai-nan-co-pham-toi

Luật sư tư vấn phơi thóc lòng đường gây tai nạn có phạm tội

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người phơi thóc trên đường dẫn đến tai nạn:

luat-su-tu-van-phoi-thoc-long-duong-gay-tai-nan-co-pham-toi

Luật sư tư vấn phơi thóc lòng đường gây tai nạn có phạm tội

Theo quy định tại điều 610 Bộ luật Dân sự, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường các thiệt hại:
1. Thiệt hại về vật chất bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng được quy định tài điều 612- Bộ luật Dân sự như sau:

  • Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
  • Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

2. Thiệt hại về tinh thần: Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Luật sư tư vấn – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

luat-su-tu-van-danh-chet-trom-pham-toi-gi

Đánh chết trộm vào nhà thì phạm tội gì?

Luật sư cho tôi hỏi: Khi thấy tên trộm cầm dao lao về phía mình, em ...