Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật Tố tụng hành chính như sau:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử áp dụng trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự, người đại diện của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án hoặc yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong trường hợp do tình thế cấp thiết để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng hành chính?
Điều 62, Luật Tố tụng hành chính quy đinh:
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính;
- Cầm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định.
2. Những ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Điều 60, Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định:
- Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
- Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Luật sư tư vấn khởi kiện hành chính
3. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Điều 67, Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền; kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có đầy đủ nội dung theo yêu cầu pháp luật.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2010, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét, giải quyết trong thời hạn 48h kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu. Trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp HĐXX nhận đơn yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không; trường hợp không chấp nhận thì HĐXX phải thông báo, nêu rõ lý do
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2010 thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:
B1905, số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com
Điện thoại: 0989.384.385