Luật sư tư vấn – Văn phòng Luật sư ASCL phân tích các vấn đề liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội theo BLHS 2015.
Vậy pháp nhân thương mại là gì? Nguyên tắc xử lý và hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội? Các điều kiện để xác định pháp nhân thương mại phạm tội…?
Pháp nhân thương mại phạm tội
- Luật sư cung cấp Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất
- Luật sư cung cấp Bộ Luật Hình sự 2015
- Luật sư cung cấp Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật sư cung cấp Bộ luật dân sự mới nhất
- Luật sư cung cấp toàn bộ điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Thứ nhất, chủ thể phạm tội pháp nhân thương mại – “họ là ai?”
Điều 75. BLDS 2015 quy định pháp nhân thương mại như sau:
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác…
Như vậy, mọi doanh nghiệp đều là pháp nhân thương mại kể cả các tổ chức kinh tế có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
Pháp nhân thương mại phạm tội
Khoản 2, Điều 3 BLHS 2015 quy định nguyên tắc xử lý như sau:
“2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.”
Thứ ba, những hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
Phạt tiền Doanh nghiệp phạm tội
Điều 33, BLHS 2015 quy định các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
“1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.”
Luật sư lưu ý: không có hình phạt tù đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Thứ tư, pháp nhân thương mại phải chịu TNHS khi hội đủ các điều kiện sau:
Điều 75, BLHS 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
“1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.”
Luật sư lưu ý: nếu thiếu một trong các hành vi nêu trên thì pháp nhân thương mại không phạm tội và việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Tức là, có thể đồng thời xử lý TNHS đối với pháp nhân và cá nhân là công nhân viên, cán bộ doanh nghiệp.
Thứ năm, ai phải ra hầu tòa khi truy tố pháp nhân thương mại?
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hầu tòa
Tại chương thứ XXIX, BLTTHS 2015 quy định thủ tục tố tụng truy cứu TNHS pháp nhân
Điều 434, BLTTHS 2015 quy định Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng.
Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng.
Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng…”
Luật sư lưu ý: Người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, giam…
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 435, BLTTHS 2015.
Thứ sáu, các biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
Điều 436, BLTTHS 2015 quy định biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân
“1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử:
a) Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
b) Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
c) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
d) Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử.”
Luật sư tư vấn hình sự – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:
B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233