Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Doanh Nghiệp - Thương Mại / Kiến thức luật Doanh nghiệp / 8 lời khuyên cho các doanh nghiệp khi gặp luật sư tư vấn doanh nghiệp

8 lời khuyên cho các doanh nghiệp khi gặp luật sư tư vấn doanh nghiệp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tranh chấp với khách hàng hay đối tác là trường hợp mà doanh nghiệp nào cũng gặp và phải nhờ đến các luật sư tư vấn doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề này.

luat-su-tu-van-doanh-nghiep

Thường thì các vụ việc tranh chấp ở mức nhẹ sẽ chỉ cãi nhau bằng văn bản hoặc bằng miệng. Nhưng các vụ làm ăn lớn tranh chấp lớn thì có thể thuê “thầy cãi” rồi lôi nhau ra toàn khởi kiện để có “trọng tài” giải quyết. Nếu đến mức phải thuê thầy cãi thì các doanh nghiệp nên sử dụng các văn phòng luật sư uy tín và nhớ 8 lời khuyên sau để không bị hớ trong các vụ kiện đắt tiền này nhé.

Chuẩn bị trước khi gặp luật sư

Có thể gặp trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại, thư điện tử… Chuẩn bị nội dung tranh chấp cần giải quyết để kể cho luật sư; nên gửi đầy đủ hồ sơ hoặc gửi những văn bản chính trước trước qua bưu điện, thư điện tử hoặc fax, bản chụp (photocopy) để luật sư nghiên cứu sơ bộ. Khi gặp, cần nêu yêu cầu của mình đối với vụ việc cần tư vấn. Làm như vậy để tiết kiệm thời gian và chi phí gửi sau này.

Hỏi những gì chưa rõ và cho luật sư biết mọi chi tiết mà mình có

Hỏi những gì chưa rõ ở bất cứ lĩnh vực nào có liên quan như khả năng thắng kiện, thua kiện, thời gian giải quyết tranh chấp, thủ tục tố tụng, trình tự công việc phải làm… Hỏi như vậy phần nào hiểu công việc mà luật sư sẽ làm cũng như phạm vi công việc sẽ uỷ thác. Có những việc tưởng như không quan trọng nhưng lại rất có ý nghĩa đối với luật sư trong việc tư vấn, cũng như đánh giá chứng cứ và khả năng nhận định của toà án, trọng tài về bản chất vụ tranh chấp, thậm chí có thể quyết định đến khả năng thành công hay thất bại.

Liên tục cung cấp thông tin

Những thông tin mới, những thay đổi về tình tiết sự việc đã cung cấp (nếu có) giúp cho cho luật sư điều chỉnh kịp thời phương án đối phó, giải quyết vì có vụ tranh chấp phải được giải quyết đồng thời nhiều mối quan hệ khác nhau. Nếu có được thông tin mới hoặc thay đổi, luật sư sẽ đỡ tốn công và chỉ giới hạn trong phạm vi công việc theo thoả thuận, đỡ tốn chi phí

luat-su-tu-van-doanh-nghiep-1

Tin tưởng và lắng nghe ý kiến của luật sư

Sẵn sàng cung cấp trung thực, đầy đủ mọi thông tin có lợi và… không có lợi cho mình để luật sư xử lý; kể cả những việc “tế nhị” như tiền bạc, quan hệ đặc biệt… Vì chuyện đã xảy ra rồi nên luật sư không chê trách gì bạn cả. Hơn nữa, có “lỡ” như vậy mới phải nhờ đến luật sư. Chú ý là nên cung cấp sớm để có ý kiến tư vấn tốt nhất (và tiết kiệm chi phí cho bạn). Đừng sợ luật sư tiết lộ thông tin vì luật pháp yêu cầu họ phải bảo mật (trừ khi luật có qui định khác, chẳng hạn như với các vụ án hình sự). Bạn có thể nói thẳng là rất sợ lộ thông tin nào đó để luật sư biết và xử lý phù hợp. Ý kiến của luật sư là những kinh nghiệm về mặt pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, không luật sư nào dám khẳng định là sẽ luôn luôn “thắng” kiện. Bạn cần hiểu rằng, không phải là đã nhờ luật sư là dứt khoát phải “thắng”. Nếu không thể thắng vì ta sai “mười mươi” thì luật sư cũng giải thích để có “văn hoá thua” và có thêm kinh nghiệm tuy phải trả “học phí”.

Cẩn thận trước khi ký

Phải cận thận trước khi ký bất kì văn bản nào và nếu chưa rõ phần nào phải hỏi lại ngay để tránh nhầm lẫn với chính luật sư tư vấn của mình.

Thống nhất cách thông báo tiến độ công việc đã làm của luật sư

Tiến độ công việc phải được thông báo định kỳ tùy theo thỏa thuận của đôi bên ra sao để nắm bắt được thông tin và công việc mà luật sư tư vấn doanh nghiệp đang làm. Thỏa thuận về định kỳ được cung cấp thông tin để bạn biết được những việc mà luật sư đã làm. Nên thoả thuận cụ thể cả cách thức và kênh trao đổi thông

Trao đổi về phí luật sư ngay buổi làm việc đầu tiên

Nhiều người nghĩ việc làm ăn thì tiền bạc là vấn đề tế nhị và không muốn nói đến trong buổi làm việc đầu tiên. Thế nhưng nếu không làm rõ ngay từ đầu thì rất dễ hỏng việc sau này khi 2 bên không thỏa đáng được ngay từ đầu.

Có người coi tiền bạc là vấn đề “tế nhị” nên không muốn nói. Thực tế cho thấy, nếu không rõ ràng ngay từ đầu, có thể hỏng việc về sau. Tùy theo tính chất vụ việc để xác định mức phí tư vấn ngay.

Phí tư vấn có thể tính theo giờ, khoán gọn (trọn gói), trả một phần cố định không hoàn lại (gọi là “phí cứng”) và thưởng kết quả (thường tính theo % số tiền đòi được)… Ngoài ra, với những vụ việc phức tạp, luật sư cần nghiên hồ sơ để đưa ra ý kiến có nên tranh chấp hay không, khả năng thắng, thua… thì thường phải có một khoản phí ban đầu gọi là phí  nghiên cứu hồ sơ để sau đó khách hàng xem xét và quyết đinh hướng giải quyết. Nên thoả thuận mức phí, trình tự thanh toán rõ ràng và ghi vào hợp đồng, hạn chế thỏa thuận  miệng.

luat-su-tu-van-doanh-nghiep

Lưu giữ hồ sơ, tài liệu giao dịch với luật sư

Lưu giữ cẩn thận mọi văn bản, giấy tờ  trao đổi với luật sư kể cả những thư điện tử… mà luật sư đã thay mặt bạn gửi đi (sau đó gửi cho bạn để biết); với những chứng cứ quan trọng nên ghi rõ nơi lưu giữ, người giữ bản chính, bản sao… để có thể tìm thấy nhanh chóng nhất là với  những vụ tranh chấp kéo dài qua nhiều năm, qua nhiều người theo dõi, giải quyết./.

Nguồn: Kiến thức Luật doanh nghiệp

Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội

Check Also

Tư vấn thủ tục mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP đúng quy định

Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Dược muốn mở nhà thuốc GPP ...