Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Tin Tức Pháp Luật / Quan điểm Luật sư về áp dụng án lệ để triệt đường “chạy án”?

Quan điểm Luật sư về áp dụng án lệ để triệt đường “chạy án”?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Án lệ là gì? Việc áp dụng án lệ sẽ có những lợi ích gì cho nền tư pháp Việt Nam? Sau đây là quan điểm của các Luật sư cũng như ông Chánh án TANDTC về Án lệ.

an-le-1

Án lệ – Tiền lệ pháp

Án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp, là một hình thức của pháp luật, theo đó nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó.

Còn nói như Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, đó là việc tạo lập quy tắc, hoặc căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ án tương tự trong tương lai. Theo nhiều chuyên gia, áp dụng án lệ sẽ góp phần thống nhất hoạt động xét xử, thậm chí còn ngăn chặn “chạy án” hay án bỏ túi…

Áp dụng án lệ để chuẩn hóa công tác xét xử

 

an-le

Án lệ – chuẩn hóa xét xử

Áp dụng án lệ không phải cứ áp dụng một cách rập khuôn, máy mọc trong quá trình xét xử. Tức là không phải bắt buộc tuân theo toàn bộ nội dung của bản án được xem là án lệ đó mà chỉ là những nội dung chứa đựng những lập luận để giải thích về những vấn đề, sự kiện pháp lý, chỉ ra nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng.

Áp dụng nguyên tắc Án lệ sẽ giúp hệ thống tòa án giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong xét xử, khắc phục tình trạng quá tải, chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Đặc biệt, trong bối cảnh những vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án đang gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, nhiều quy định của pháp luật còn mang tính định tính, chưa thống nhất… thì việc áp dụng án lệ sẽ là phương thức hiệu quả để khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật, tạo tính ổn định, minh bạch và tiên liệu trong các phán quyết.

Khi công bố án lệ sẽ thúc đẩy Kiểm sát viên, Luật sư tăng cường tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường viện dẫn án lệ. Bên cạnh đó, tại các án lệ đã có phân tích những thiếu sót trong xét xử. Từ đó, giúp các Thẩm phán rút kinh nghiệm, nhất là án lệ liên quan đến những vụ án oan, sai.  Đồng thời, việc phát triển án lệ sẽ giúp nâng cao chất lượng các bản án, quyết định của tòa án, đảm bảo xét xử đúng luật, thống nhất, ngăn chặn dấu hiệu chủ quan, duy ý chí.

Luật sư cho rằng áp dụng Án lệ sẽ hết cửa “chạy án”?

an-le

Án lệ giúp xét xử minh bạch

Luật sư cho rằng nếu án lệ được công khai áp dụng, người dân sẽ chủ động được kết quả xét xử, bằng việc tham khảo các phán quyết tương tự. Qua đó, nếu thấy bản án dành cho mình hoặc người thân quá nặng, có thể tính đến phương án kháng cáo. Ở phía cơ quan tố tụng, khi áp dụng án lệ có thể giúp họ đúc rút kinh nghiệm từ các bản án trước, qua đó kịp thời điều chỉnh, chỉnh sửa và hạn chế tối đa những tình huống sai lầm, khắc phục tình trạng án oan, sai.

Án lệ sẽ bổ trợ cho những thiếu hụt các văn bản hướng dẫn, áp dụng, đồng thời định hướng cho Tòa án các cấp có cơ sở để viện dẫn khi xét xử. Viện dẫn án lệ chính là việc làm tăng tính thuyết phục cho mỗi phán quyết. Bên cạnh đó, án lệ giúp việc xét xử được minh bạch, hạn chế tối đa án bỏ túi, chạy án. Bởi lẽ, nếu xét xử không đúng luật, có sự can thiệp chủ quan từ cơ quan tòa án thì ngay sau đó, ở cấp xét xử cao hơn, những tiêu cực này dễ dàng bị lật tẩy, rồi sau đó chính là chuyện sửa, hủy án.

Một Luật sư khác cho biết, chúng ta ủng hộ áp dụng án lệ, nhưng không có nghĩa, việc xét xử của Toà án sẽ lệ thuộc vào đó, mà phải căn cứ vào các quy định cụ thể, các điều khoản cụ thể. Bởi lẽ, các Hội thẩm, Thẩm phán phải chịu trách nhiệm cá nhân cho mỗi phán quyết của mình. Không thể tuyên án trên cơ sở của một Thẩm phán, Hội thẩm khác.

Quy định Án lệ đã được Luật hóa

an_le

Theo ông Trương Hòa Bình, chủ trương án lệ đã được xác định tại Nghị quyết 48/2005 của Bộ Chính trị, với tên gọi “Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật định hướng đến năm 2020”. Đồng thời, giao cho TAND Tối cao nhiệm vụ phát triển án lệ, được cụ thể tại Nghị quyết 49/2005 của Bộ Chính trị. Theo đó, TAND Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Gần đây, tại Điều 22 của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 nêu rõ, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có nhiệm vụ: Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các toà án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Nguồn: Tiền phong

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Có người giúp sức trong vụ việc giết người phi tang xác dưới cống

Theo cập nhật mới nhất của tin tức pháp luật thì vụ việc giết hàng ...