Có lẽ đã đến lúc Bộ GTVT cần xem lại năng lực của lãnh đạo VEC nói chung, VEC E nói riêng bởi không thể để sai lầm nối tiếp sai lầm mà hậu quả cuối cùng chi là hát mãi bài ca “rút kinh nghiệm”…
- Xử phạt nhà hàng ở Nha Trang ‘chặt chém’ khách như thế nào?
- Top những thẩm mỹ viện tai tiếng nhất năm 2018
- Băng nhóm cho hàng nghìn người Sài Gòn, Bình Dương vay nặng lãi
Đó là quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn trên các tuyến cao tốc do Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, khai thác đối với 2 xe ô tô có biển số 51A-55850 và 51G-77256 do Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) ban hành.
Ngay lập tức, quyết định này đã dậy sóng dư luận và cũng ngay lập tức, nó đã bị VEC bác bỏ. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết: “Hành vi của người ta tới đâu xử lý tới đó. VEC E chỉ có quyền từ chối xe quá tải thôi, nếu gây rối trật tự ở đó thì trong quy định chưa có. Thẩm quyền xử lý việc đó là của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi yêu cầu họ báo cáo trong ngày mai, từ đó để có cơ sở xử lý vụ việc”.
Một quyết định lộng hành, bá đạo!
Vì sao quyết định này lại bị phản ứng dữ dội như vậy?
Lý do, đây là quyết định trái pháp luật và trái thẩm quyền bởi hành vi này không được qui định trong Luật Đường bộ như trả lời một vị đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam: “VEC từ chối phục vụ vĩnh viễn phương tiện vi phạm là không đúng thẩm quyền, việc quy định hành vi từ chối phục vụ phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Nếu VEC đã ra quyết định thì phải thu hồi lại”.
Song, câu hỏi sâu xa hơn, vì sao VEC E lại ban hành quyết định này? Xin thưa ngay, đó là thói quen bá đạo của những “ông vua con” kiểu “đường của tao, tao cho ai đi thì được đi, tao cấm ai thì cấm”.
Vì thói bá đạo này, họ không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng thứ nhất, quốc lộ dù bất cứ ai làm thì cũng là tài sản quốc gia bởi nó nằm trên đất quốc gia. Thứ hai, VEC là doanh nghiệp, họ không có quyền tự ý cấm người dân và thứ ba, nếu người dân vi phạm luật giao thông thì chỉ có thể xử phạt hành chính bằng tiền hay các hình phạt chiếu theo luật pháp, chứ không thể cấm lưu thông theo quyết định của một doanh nghiệp.
Quyết định này còn ấu trĩ bởi một là nó… nhầm cương vị. Việc cấm phương tiện lưu thông thuộc thẩm quyền của cơ quan Đăng kiểm trong trường hợp nó không đủ tiêu chuẩn an toàn chẳng hạn. Thứ hai là nhầm đối tượng bởi vi phạm (nếu có) là thuộc người điều khiển phương tiện (tài xế) chứ phương tiện (cái xe) không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm vì nó là… vật vô tri.
Ở đời, chả ai lại đi phạt cái vật vô tri cả!
Rồi giả sử chiếc xe sau đó chuyển quyền sở hữu thì chả lẽ người chủ mới không hề có lỗi cũng bị… cấm nốt?
Có lẽ nên nhắc VEC rằng họ đã từng “nổi tiếng” bởi con đường 34.500 tỉ Đà Nẵng – Tam Kỳ với rất nhiều ổ trâu, ổ gà và gần đây là vụ “cháy nhà” hơn 2,2 tỉ đồng đã đặt ra những nghi ngờ về sự trung thực thì giờ đây, lại là vụ Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 của VEC E này.
Có lẽ đã đến lúc Bộ GTVT cần xem lại năng lực của lãnh đạo VEC nói chung, VEC E nói riêng bởi không thể để sai lầm nối tiếp sai lầm mà hậu quả cuối cùng chi là hát mãi bài ca “rút kinh nghiệm”…
Nguồn: vpluatsu.org