Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Xử phạt nhà hàng ở Nha Trang ‘chặt chém’ khách như thế nào?

Xử phạt nhà hàng ở Nha Trang ‘chặt chém’ khách như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong dịp tết Nguyên Đán xuân Kỷ Hợi vừa qua,2 cửa hàng ở Nha Trang có hành vi “chặt chém” khách, nếu không niêm yết giá hàng hóa và bán cao hơn mức giá cho phép thì có thể bị xử phạt tối đa 3 triệu đồng.

Phiếu thanh toán ghi nhà hàng Hưng Phát lan truyền trên mạng xã hội ciều ngày 9/2.

Phiếu thanh toán ghi nhà hàng Hưng Phát lan truyền trên mạng xã hội ciều ngày 9/2.

Trong ngày 9/2 (mùng 5 Tết), liên tục 2 nhà hàng ở Nha Trang bị tố “chặt chém” khách hàng. Cụ thể, một phiếu thanh toán ghi tên nhà hàng Hưng Phát ở phường Lộc Thọ (TP Nha Trang, Khánh Hòa) ngày 7/2 có tổng giá trị thanh toán hơn 9 triệu đồng; trong đó, 3 phần trứng xào cà chua có giá 1,5 triệu đồng.

Ngoài ra, quán Tháp Bà Làng Chài trên đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Thọ cũng có đơn giá giá “cắt cổ”. Trong phiếu thanh toán chiều mùng 3 Tết, món khổ qua xào được tính với giá 500.000 đồng/2 đĩa, mồng tơi xào 250.000 đồng/đĩa và su su 250.000 đồng/đĩa.

Hành vi bán giá “cắt cổ” như thế này sẽ bị xử lý như thế nào?

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Kiều Anh Vũ (Công ty luật KAV Lawyers) cho biết về nguyên tắc, giá cả hàng hóa sẽ do tổ chức sản xuất, kinh doanh quyết định; trừ một số trường hợp hàng hóa thuộc danh mục do Nhà nước ấn định giá hoặc quy định mức tối thiểu/tối đa, yêu cầu cá nhân tổ chức sản xuất phải kê khai, công bố giá.

Theo luật sư, vào những dip lễ Tết, mức giá được xem là phù hợp hay “chặt chém” sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi vào những ngày này, chi phí trả cho người lao động sẽ cao, có thể dẫn đến giá gia tăng.

“Tuy nhiên, theo quy định tại luật Giá và các nghị định hướng dẫn, nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức sản xuất kinh doanh là phải niêm yết giá. Khi tăng giá cũng phải niêm yết cho phù hợp, phải bán đúng với giá đã niêm yết. Nếu không niêm yết, bán giá cao hơn hoặc không công bố giá rạch ròi gây nhầm lẫn thì đều bị xem là chặt chém. Trong trường hợp này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính”, luật sư Vũ nêu.

Theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung năm 2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; hành vi vi phạm quy định công khai giá, tùy từng trường hợp có thể bị phạt tiền.

Theo đó, với hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết; niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Xử phạt nhà hàng ở Nha Trang 'chặt chém' khách như thế nào?

Xử phạt nhà hàng ở Nha Trang ‘chặt chém’ khách như thế nào?

Đối với hành vi niêm yết giá không đúng giá cụ thể, giá không nằm trong khung hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá thì có thể bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng.

Do vậy, 2 cửa hàng ở Nha Trang có hành vi “chặt chém” khách, nếu không niêm yết giá hàng hóa và bán cao hơn mức giá cho phép thì có thể sẽ bị xử phạt tối đa 3 triệu đồng.

“Mức xử phạt trên còn thấp nên không đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng chặt chém vẫn xảy ra nhiều vào những dịp lễ tết”, luật sư Vũ nhận định.

Khi khách hàng phát hiện cửa hàng, tổ chức kinh doanh bán giá cao hơn giá niêm yết thì có thể báo cho cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan Thanh tra, Cục Thuế, UBND các cấp, công an. Tùy theo mức độ vi phạm, các cơ quan này có thẩm quyền xử phạt khác nhau.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Kiểm toán lòi vi phạm, “bó tay” xử phạt

Hiệu quả thực thi của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang bị giảm đi khi ...