Luật sư đồng tình với các đại biểu Quốc hội cho rằng việc tách biệt nơi tạm giam và tạm giữ cấp huyện là yêu cầu cấp thiết trong quá trình cải cách tư pháp.
Cần thiết tách biệt nhà tạm giữ với tạm giam
- Luật sư lo ngại bật đèn xanh cho “Phố đèn đỏ”?
- Luật sư ngồi ngang hàng với Kiểm sát?
- Luật sư tư vấn Công an được quyền nổ súng khi nào?
Giao nhiệm vụ tạm giam cho nhà tạm giữ cấp huyện là không khách quan?
Theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa): “Tôi băn khoăn việc nhà tạm giữ cấp huyện mà chúng ta giao cho nhiệm vụ tạm giam. Bởi vì nhà tạm giữ cấp huyện có cơ sở vật chất và tính chuyên nghiệp trong tạm giam hạn chế. Thêm nữa khó đảm bảo giữa tính độc lập trong điều tra và giam giữ ở cấp huyện”.
Đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) đề nghị “Luật cần quy định không được giam chung bị can, bị cáo với những đối tượng đã bị kết án phạt tù, bị kết án chung thân, tử hình dù bản án chưa có hiệu lực hoặc đang chờ thi hành án”.
Lý do theo đại biểu này là vì quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ khác và không bị hạn chế so với quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam. “Đây là hai đối tượng khác nhau và trong luật cũng đã quy định rõ hai đối tượng này”, đại biểu Hiền nói.
Hệ lụy của việc tạm giam, tạm giữ chung một cơ sở
Tách biệt tạm giam và tạm giữ tránh hệ lụy đáng tiếc
Theo đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) là “không có chỗ tạm giữ nên phải đưa (đối tượng bị tạm giữ) vào các buồng giam mà ở đấy không may có một vài “đại bàng” dẫn đến đối tượng tạm giam bị hành hung, thậm chí bị tử vong”.
Do đó, các đại biểu cho rằng “không nên giao trường hợp tạm giam cho nhà tạm giữ cấp huyện. Đã tạm giam là tạm giam, tạm giữ là tạm giữ. Không có chuyện lằng nhằng giữa tạm giữ và tạm giam”, ông Lê Nam nói.
Nên để Tổng cục VIII quản lý trại tạm giam, tạm giữ
Các ý kiến đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh vào việc đảm bảo tính khách quan, độc lập trong quá trình điều tra với hoạt động tạm giữ, tạm giam để tránh bức cung, nhục hình.
Thảo luận dự án Luật tạm giam, tạm giữ
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, mặc dù dự thảo quy định trại tạm giam ở các cơ quan cấp tỉnh do cơ quan thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, công an cấp tỉnh quản lý cơ bản đã được tách khỏi cơ quan điều tra cùng cấp. Nhưng cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp vẫn trực thuộc và chịu sự quản lý của công an cấp tỉnh. Do vậy, tính minh bạch, tách bạch khỏi hệ thống và tính khách quan trong mối quan hệ giữa cơ quan này với cơ quan điều tra cùng cấp là chưa đủ khách quan.
Tương tự, đối với hệ thống nhà tạm giữ tại công an cấp huyện cũng chỉ có một sự tách bạch khỏi hệ thống cơ quan cảnh sát điều tra cùng cấp về mặt mô hình, còn thực tế lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp tại nhà tạm giữ công an cấp huyện vẫn thuộc cơ quan công an cấp huyện quản lý.
“Do vậy, cần thiết phải tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự, cơ quan công an cấp tỉnh, huyện để bảo đảm tính khách quan trong công tác giam, giữ. Tôi đề nghị tổ chức quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ theo hệ thống mô hình dọc, giao công tác tổ chức quản lý giam giữ cho Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII), thuộc Bộ Công an, quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ”, ông Vinh nói.
Còn đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị: “Nên đưa trại tạm giam, tạm giữ về Bộ Tư pháp quản lý để bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội, hoặc được đối xử theo nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng thời cũng là một kênh giám sát chống bức cung, mớm cung và nhục hình, tiêu chí chung là việc tạm giữ, tạm giam phải độc lập đối với điều tra viên, công tố viên”.
Nguồn: Thành Chung – Baochinhphu.
Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:
B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233