Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Tin Tức Pháp Luật / Luật sư tư vấn Công an được quyền nổ súng khi nào?

Luật sư tư vấn Công an được quyền nổ súng khi nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (12 votes, average: 4,67 out of 5)
Loading...

Luật sư Ánh Sáng Công Lý gửi tới bạn đọc các quy định của pháp luật về các trường hợp Công an nhân dân được phép nổ súng.

cong-an-no-sung-khi-nao-3

Các trường hợp Công an được nổ súng

Các nguyên tắc nổ súng (khoản 2, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ):

  • Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng;
  • Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;
  • Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
  • Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, người thi hành công vụ được nổ súng trong các trường hợp sau:

cong-an-no-sung-khi-nao-1

Các trường hợp Công an được nổ súng

  • Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
  • Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng đang thực hiện cướp súng của người thi hành công vụ.
  • Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
  • Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại.
  • Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Công an nổ súng vào phương tiện giao thông khi nào?

Được phép bắn vào phương tiện giao thông để dừng phương tiện đó trong các trường hợp:

cong-an-no-sung-khi-nao

Công an có quyền nổ súng vào phương tiện giao thông

  • Nghi can điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
  • Khi biết rõ phương tiện đó do nghi can phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
  • Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có nghi can phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

Lưu ý, không được nổ súng đối với các phương tiện của cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài hoặc đại diện tổ chức quốc tế.

Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Luật quốc tế quy định việc nổ súng như thế nào?

cong-an-duoc-no-sung-truong-hop-nao

Cảnh sát được quyền nổ súng khi nào?

Theo Tuổi trẻ, lực lượng Cảnh sát các quốc gia trên thế giới có quy định rất rõ về việc sử dụng “vũ lực chết người”, ví dụ như súng đạn, đối với nghi can phạm tội. Tại Mỹ, cảnh sát được dùng “vũ lực chết người” nếu nghi can trở thành mối đe dọa nguy hiểm với những người xung quanh hoặc với chính sĩ quan đó. Ví dụ, với một kẻ cầm súng trong siêu thị đe dọa người khác, không chấp nhận đầu hàng thì cảnh sát có thể xả đạn.

Cảnh sát Ý “được sử dụng vũ lực chết người khi đặc biệt cần thiết để ngăn chặn bạo lực hay tội ác nghiêm trọng”. Cảnh sát Bolivia phải lên tiếng cảnh báo trước khi nổ súng.

Cảnh sát Anh “chỉ có thể dùng vũ lực chết người khi hết sức cần thiết để tự vệ hoặc bảo vệ tính mạng người khác trước mối đe dọa dẫn đến chết người hoặc thương tích nghiêm trọng”. Tại Áo, cảnh sát chỉ được dùng vũ lực chết người khi các biện pháp khác không có hiệu lực. Họ phải ra cảnh báo trước khi nổ súng và phải đảm bảo không làm ai khác bị thương. Còn cảnh sát Malaysia chỉ được nổ súng nếu nghi can cũng dùng súng. Sau khi cảnh sát dùng vũ lực chết người khiến nghi can thiệt mạng, nhà chức trách phải tuân thủ quy trình điều tra nghiêm ngặt để quyết định liệu vụ nổ súng có đáp ứng các tiêu chuẩn của luật pháp hay không. Nếu kết quả là không, sở cảnh sát có thể sa thải người đó.

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Có người giúp sức trong vụ việc giết người phi tang xác dưới cống

Theo cập nhật mới nhất của tin tức pháp luật thì vụ việc giết hàng ...