Làm thế nào để tạo ra môi trường giáo dục hạnh phúc? Đây là chủ đề trong bản tin video đặc biệt do Báo Lao Động thực hiện nhân dịp đầu năm mới Kỷ Hợi.
- Những thay đổi mới nhất trong tuyển sinh khối ngành Công an năm 2019
- Thực hiện chương trình mới buộc giáo viên phải thay đổi
- Chương trình GDPT mới: Băn khoăn vấn đề thừa thiếu giáo viên, cơ sở vật chất
Trong Bản tin Giáo dục, nhìn lại những sự kiện nổi bật trong giáo dục một năm vừa qua. Tiếp theo là cuộc trò chuyện với tư lệnh ngành giáo dục – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ – về ước mơ xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc, cũng như những quyết sách, hành động của Bộ trưởng để có được điều đó.
Cuối bản tin, để khẳng định sự hạnh phúc có sức mạnh to lớn và có vai trò quan trọng, chúng tôi mời bạn đọc theo dõi hai câu chuyện. Một cậu học trò khuyết tật giàu nghị lực, dù kém may mắn hơn bạn bè nhưng luôn nỗ lực và hạnh phúc với những gì mình đang có.
Đặng Văn Hanh – một học sinh ở Hà Nội, dù bị liệt nửa người từ nhỏ, nhưng đã nỗ lực để thi đỗ và học 2 trường đại học.
Tiếp đó là hình ảnh những người thầy của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Tân Dân (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), lấy hạnh phúc của học sinh làm hạnh phúc của mình.
Dù thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt nhưng những giáo viên nơi đây dành cho học trò của mình một tình cảm to lớn. Thứ tình cảm đó không hẳn là tình thầy-trò, mà là tình yêu thương của những người ruột thịt. Xót trò nghèo, bữa ăn chỉ có cơm trắng, cá khô, đêm đêm khi xếp trang giáo án, các thầy lặng lẽ “rẽ sóng” để đánh cá, cải thiện bữa ăn cho trò.
Chúng tôi hy vọng, khi theo dõi những tấm gương này, mỗi chúng ta khi nhìn ngang, nhìn xuống, thấy bao mảnh đời còn khó khăn. Nhưng ở họ luôn có nghị lực, có niềm tin, có sự sẻ chia và quan trọng nhất, họ thấy hạnh phúc với những gì mình đang có.
Nguồn: vpluatsu.org