Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Giáo Dục / Chế tài sử phạt như thế nào đối với người có hành vi bạo lực gia đình?

Chế tài sử phạt như thế nào đối với người có hành vi bạo lực gia đình?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi có hành vi bạo lực gia đình thì phải làm thế nào để bảo vệ người bị bạo hành. Hiện nay có những chế tài sử phạt nào đối với những người bạo lực gia đình?

Những người có hành vi bạo lực gia đình sẽ có chế tài sửu phạt như thế nào?

Những người có hành vi bạo lực gia đình sẽ có chế tài sử phạt như thế nào?

Nạn bạo lực gia đình ngày càng trở nên phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng. Bạo lực gia đình không những để lại những hậu quả về thể chất, tinh thần cho cá nhân bị bạo hành, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các thành viên trong gia đình đặc biệt là con cái. Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã có những quy định cụ thể sau:

Đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình. Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Ngoài ra còn buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Sẽ căn cứ vào từng hình thức bạo lực gia đình để có những chế tài sửu phạt hợp lý

Sẽ căn cứ vào từng hình thức bạo lực gia đình để có những chế tài sử phạt hợp lý

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình, phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh.

Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó.

– Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc.

– Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

Vì thế căn cứ theo văn bản luật hiện hành mà sẽ có những chế tài sử phạt hợp lý đối với từng cá nhân có hành vi bạo lực gia đình.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Vì sao ngành Y tế yêu cầu các ứng viên có bằng cao đẳng trở lên?

Theo các quy định trong Thông tư 03/2022/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26 ...