Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Tin Tức Pháp Luật / 5 điểm quan trọng của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

5 điểm quan trọng của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Luật sư ASCL tổng hợp 5 điểm quan trọng của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 quy đinh quyền bầu cử, quyền trưng cầu dân ý, buồng giam của người đồng tính, chuyển giới, cấm bức cung nhục hình, thời gian gặp thân nhân…

luat-tam-giu-tam-giam-2015

Luật tạm giữ, tạm giam 2015

Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 cũng nêu rõ:

“Điều 31.

  1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Và Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng nêu:

“Điều 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”

Theo đó, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng đề cập 5 điểm quan trọng nhằm bảo vệ quyền này như sau:

  1. Nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình

luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam

Luật tạm giữ, tạm giam 2015

Cụ thể, nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hoặc các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.

  1. Nghiêm cấm giam giữ trái pháp luật

Các hành vi giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam đều bị nghiêm cấm.

  1. Người bị tạm giữ, tạm giam vẫn có quyền bầu cử, quyền trưng cầu ý dân

luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam

Quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân, theo quy định pháp luật, người bị tạm giữ, tạm giam chưa được xem là người có tội, chỉ khi nào có bản án của Tòa án kết tội và bản án này có hiệu lực pháp luật.

Do vậy, trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, tạm giam vẫn có quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân.

  1. Chỉ được gặp thân nhân 1 lần trong thời gian tạm giữ

Cụ thể, người bị tạm giữ được gặp thân nhân 01 lần trong thời gian tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.

Người bị tạm giam được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

Thời gian mỗi lần gặp không quá 01 giờ.

  1. Người đồng tính, chuyển giới sẽ có buồng giam riêng

Trong trường hợp, người bị tạm giữ, tạm giam là người đồng tính, người chuyển giới hoặc là phụ nữ có thai, có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng đều được bố trí buồng giam riêng với mục đích đảm bảo sức khỏe và phục vụ tốt cho công tác điều tra.

Luật sư tư vấn – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Có người giúp sức trong vụ việc giết người phi tang xác dưới cống

Theo cập nhật mới nhất của tin tức pháp luật thì vụ việc giết hàng ...