Trong vai trò là tổng giám đốc công ty nhưng do hành vi tự ý chuyển trụ sở chính của công ty dù với lý do chính đáng, người quản lý vẫn phải bồi thường 1,5 tỷ đồng.
Các cổ đông kiện đòi TGĐ bồi thường thiệt hại khi đã tự ý dời tru sở công ty
Nội dung vụ án
Là một vụ tranh chấp về trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty. Hồ sơ vụ án:
Tháng 9-2015, ông NVH (một cổ đông lớn của Công ty S) đã làm đơn khởi kiện yêu cầu ông KS (phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty S).
Trong lá đơn, ông KS nêu ông NVH đã có lỗi làm trái với nhiệm vụ được giao, trái quy định pháp luật gây thiệt hại nặng cho Công ty S. Cụ thể, ông KS có hành vi tự ý chuyển trụ sở chính của công ty từ quận 1 sang quận 3 khi chưa có sự chấp thuận của HĐQT gây thiệt hại hơn 900 triệu đồng.
Ngoài lỗi vi tự ý chuyển cơ sở ông KS còn có các lỗi:
- Ký quyết định bổ nhiệm người nước ngoài chưa có giấy phép lao động tại Việt Nam làm giám đốc tổ chức hành chính bị Thanh tra Sở LĐ-TB&XH phạt 60 triệu đồng.
- Sử dụng lái xe không có hợp đồng lao động tham gia kinh doanh vận tải, không thực hiện đúng các nội dung niêm yết về giá cước, bị Thanh tra Sở GTVT phạt 12 triệu đồng và đình chỉ hoạt động taxi hai tháng, gây thiệt hại doanh thu hơn 300 triệu đồng.
Quy đinh của pháp luật về thẩm quyền của Tổng giám đốc
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, tại các Điều 64, Điều 81, Điều 99 và Điều 157 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc tại các công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần, tổng giám đốc thông thường sẽ phải làm các công việc:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
- Tuyển dụng lao động và Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty;
- Nhân danh công ty kí kết các hợp đồng thương mại;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên cấp trên;
- Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty.
Đứng trước các quy định pháp luật như vậy thì liệu HĐXX sẽ ra quyết định chấp nhận hay bãi bỏ của nguyên đơn.
Quyền hạn và nghĩa vụ của TGĐ được pháp luật quy định cụ thể
HĐXX sẽ quyết định ra sao?
Quay trở lại với vụ án, tại phiên tòa sơ thẩm ông KS có biện minh cho những hành vi: “Việc di dời trụ sở công ty là có lý do chính đáng vì mặt bằng cũ đã xuống cấp. Với cả, ngay sau khi ký hợp đồng thuê mặt bằng mới, HĐQT công ty cũng đã có ý kiến chấp thuận. Cho nên việc di dời là hoàn toàn hợp lý”. Còn về tuyển nhân sự, bổ nhiệm các chức danh quản lý thì theo quy định pháp luật nêu trên, ông KS tự nhấn thấy mình có toàn quyền quyết định. Về các quyết định xử phạt của cơ quan quản lý thì đối tượng của các quyết định đó là pháp nhân công ty chứ không phải là cá nhân ông.
Trước những lời buộc tội của nguyên đơn, những lời biện bạch của bị cáo, những quy định minh bạch của pháp luật, HĐXX đã nhận định:
- Việc thay đổi trụ sở chính của công ty có liên quan đến việc bổ sung điều lệ công ty, chỉ có thể thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Nhưng ở đây ông KS sau 15 ngày ký hợp đồng thuê trụ sợ mới, mới tổ chức họp xin ý kiến. Ngoài ra, kết quả kiểm phiếu tính luôn số phiếu không gửi về, không có ý kiến và coi như đồng ý là trái Luật Doanh nghiệp, trái điều lệ công ty.
- Đúng là Tổng giá đốc có toàn quyền bổ nhiệm người quản lý và ký hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp cũng quy định Tổng giám đốc là người điều hành việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật. Do đó khi thiệt hại xảy ra, ông KS cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Từ các phân tích trên, HĐXX đã đưa ra quyết định cuối cùng – chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu Tổng giám đốc Công ty S phải bồi thường 1,5 tỷ đồng.
Nguồn: Vpluatsu.org