Những biến động của mùa tuyển sinh năm nay đó là điểm thi cao, điểm chuẩn vượt so với tư vấn, chính sách cộng điểm ưu tiên xảy ra nhiều bất cập.
- Cách đăng ký hồ sơ xét tuyển Đại học đợt 2 chi tiết nhất
- Các trường Đại học Y Dược đã công bố điểm chuẩn trong cả nước
- Đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược trực tuyến ngay khi ở nhà
“Người đỗ kẻ trượt” khi chỉ hơn kém nhau 0,1 điểm
Ngày 1/8, tất cả các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã hoàn thành việc công bố điểm chuẩn, nhiều trường có mức điểm chuẩn cao nhất trong lịch sử của trường. Dù có thể dự đoán, nhưng nhiều thí sinh và gia đình vẫn bất ngờ vì điểm trúng tuyển của các trường đại học, đặc biệt trường top đầu, quá cao.
Điểm chuẩn tăng cao bất ngờ không kịp trở tay
Theo thống kê từ Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Yên Bái – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho thấy điểm chuẩn tăng từ 1 – 6 điểm so với năm 2016. Có thể nói, đây là mức điểm chuẩn chênh lệch giữa năm trước và năm sau lớn nhất từ trước tới nay (thường chỉ ở mức từ 1 – 3 điểm).
Ngày 29/7, khối trường thuộc ngành công an công bố điểm chuẩn đầu tiên. Điểm chuẩn vào khối trường này “gây sốc” cho hầu hết thí sinh vì quá cao. Đa số các trường trực thuộc lấy từ 28 điểm trở lên. Đặc biệt, khoa tiếng Anh của Học viện Công an Nhân dân lấy 30.5 điểm đối với nữ (3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ). Vậy, trong trường hợp này, 30 điểm thí sinh vẫn không đỗ trường mình yêu thích.
Điểm chuẩn khối A, thí sinh nữ, phía Bắc, của Đại học Phòng cháy chữa cháy ở ngưỡng 30,25 điểm. Tuy nhiên, trong số bốn thí sinh cùng mức 30,25 điểm, trường chỉ lấy ba thí sinh có tổng điểm ba môn chưa làm tròn cao nhất, từ 28,35 điểm. Một thí sinh còn lại vẫn không đỗ.
Như vậy, thí sinh phải có 2 môn phải đạt 10, 1 môn 8.35 mới mong đỗ. Nếu 3 môn chỉ đều 9 thì… trượt. Đối với thí sinh nam, phía Bắc, điểm chuẩn của Đại học Phòng cháy chữa cháy là 28.25 điểm. Tuy nhiên, trong số 16 thí sinh cùng mức 28.25 điểm, trường chỉ lấy 6 thí sinh gồm 4 thí sinh có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn đạt 27.65 điểm; 2 thí sinh có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn 27.35 điểm và môn Toán đạt 9.6 điểm.
Mặc dù đạt điểm 29.25 (Toán 9.4, Hóa 9.75, Sinh 10), vừa đủ chuẩn đầu vào của ngành Y đa khoa, ĐH Y Hà Nội nhưng thí sinh Nguyễn Phùng H. (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn ngậm ngùi chia tay giấc mộng vào trường này vì tiêu chí phụ. Theo đó, tiêu chí phụ gồm 4 ưu tiên, trong đó ưu tiên 1 là điểm xét tuyển chưa làm tròn 29.2. Chỉ thiếu 0,05 điểm mà đành vuột mất cơ hội bước chân vào trường Y.
Dù chỉ là 0,1 điểm cũng trở thành người thắng kẻ thua
Chưa bao giờ cuộc chiến làm tròn điểm và cộng điểm lại khiến các thí sinh hoang mang như năm nay, bởi chỉ cần hơn kém nhau 0,1 điểm thôi là đã thành “người đỗ, kẻ trượt”. Chưa kể đến chính sách cộng điểm ưu tiên, thậm chí có thí sinh còn được cộng từ 3,5 điểm nếu thuộc cả 3 nhóm đối tượng ưu tiên cộng điểm theo quy chế
Một số chuyên gia Giáo dục cho rằng việc “mưa điểm 10” và điểm chuẩn của các trường tăng kỷ lục là kết quả của đề thi dễ hơn, hình thức thi thay đổi khi chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm, chương trình thi chỉ gói gọn trong kiến thức lớp 12. Việc làm tròn điểm cũng gây tranh cãi. Ví dụ nếu được 29.4 sẽ làm tròn lên 29.5 và chắc chắn đỗ Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội. Nhưng nếu chỉ được 29.2; 29.15 sẽ làm tròn thành 29.25 điểm. Trường hợp khác, một thí sinh đạt 29.2 điểm sẽ làm tròn lên 29.25 và có khả năng đỗ. Tuy nhiên, một học sinh đạt 29.1 điểm, khi làm tròn xuống 29 điểm, chắc chắn trượt. Vậy, chỉ chênh nhau 0.1 điểm cũng quyết định đỗ hay trượt. Nhưng các thí sinh trượt NV1 cũng không nên lo lắng quá, các bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội trong đợt xét tuyển Đại học đợt bổ sung đợt 2.
Dù chỉ là 0,1 điểm cũng trở thành người thắng kẻ thua
Có ý kiến cho rằng, mức điểm năm nay thì không nên làm tròn cả tổng điểm thi, như vậy các trường cũng không vất vả lọc điểm quá phức tạp, các thí sinh cũng không bị mất bình đẳng khi chỉ hơn kém 0.05 là trượt hoặc đỗ, và các em cũng có thể tự biết mình đỗ hay trượt chỉ cần nhìn điểm chuẩn thay vì phải nơm nớp lo sợ với 4 tiêu chí phụ phức tạp. Chắc chắn sẽ có rất nhiều em rơi vào mức điểm 29.25 vì 29.3; 29.35; 29.2; 29.15 đều sẽ được làm tròn thành 29.25 điểm. Và như vậy thì việc cộng điểm khu vực, với mức chênh lệch 0.5 giữa các khu vực cũng sẽ gây bất công lớn.
Việc làm tròn điểm đến 0.25 theo quy định của Bộ Giáo dục & đào tạo đã khiến nhiều trường phát sinh thêm các tiêu chí phụ để tuyển chọn thí sinh, do thí sinh có điểm 27.9 với thí sinh 28.1 sẽ được ở cùng một mức điểm khi xét tuyển. Vì vậy, tổng điểm 3 môn chưa làm tròn trở thành một trong những tiêu chí quan trọng khi xét tuyển của nhiều trường Đại học top đầu.
Nguồn: vpluatsu.org