Để đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra đúng đắn và tránh mất quyền lợi, việc hiểu rõ về hình thức, thủ tục và mức hưởng chuyển tuyến bảo hiểm y tế là vô cùng quan trọng.
- Hướng dẫn sinh viên đăng ký tạm vắng, tạm trú Online
- Tính lương hưu khi bỏ lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
Tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Hệ thống tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được phân chia thành 4 tuyến:
- Tuyến trung ương và tương đương (Tuyến 1)
- Tuyến tỉnh và tương đương (Tuyến 2)
- Tuyến huyện, quận, thị xã và tương đương (Tuyến 3)
- Tuyến xã, phường, thị trấn và tương đương (Tuyến 4)
Hình thức chuyển tuyến bảo hiểm y tế năm 2024
Hiện tại, có 03 hình thức chuyển tuyến bảo hiểm y tế:
- Chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên: Theo trình tự từ tuyến 4 lên tuyến 3, tuyến 3 lên tuyến 2, và tuyến 2 lên tuyến 1. Nếu cơ sở tuyến trên không có dịch vụ phù hợp, chuyển lên tuyến cao hơn.
- Chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới.
- Chuyển giữa các cơ sở trong cùng tuyến.
Thủ tục khám chữa bệnh khi chuyển tuyến
Theo chia sẻ từ luật sư công tác tại ban pháp chế Trường Đại học Lương Thế Vinh, quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi chuyển tuyến, người bệnh cần mang theo các giấy tờ sau:
- Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; hoặc thẻ BHYT chưa có ảnh kèm một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân; hoặc Giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó trong trường hợp đang cấp lại thẻ.
- Giấy chuyển tuyến Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến năm 2024
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ nhận được mức thanh toán tùy thuộc vào đối tượng:
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;… Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở,
- 95% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; thân nhân người có công với cách mạng; hộ cận nghèo,…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT: Các đối tượng còn lại.
Triển khai giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử từ 1/4/2024
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 4750/QĐ-BYT sửa đổi Quyết định 130/QĐ-BYT, nhằm chuẩn bị cho việc triển khai giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử. Từ 1/4, cơ quan Bảo hiểm xã hội và bệnh viện trên cả nước sẽ kiểm thử quy trình này, và dự kiến triển khai chính thức từ 1/7/2024.
Bộ Y tế cũng kế hoạch tích hợp giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại vào ứng dụng VneID và VssID. Khi tích hợp, người bệnh chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến điện tử hoặc giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng này, đơn giản hóa thủ tục và tăng minh bạch. Theo luật sư, triển khai này hứa hẹn giảm thời gian, thuận lợi cho bệnh nhân và cơ sở khám, đồng thời hỗ trợ công tác giám định và thanh toán bảo hiểm y tế.