Với mục đích phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, hành nghề, áp dụng pháp luật, Văn phòng Luật sư ASCL cung cấp cho đọc giả điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015.
- Luật sư cung cấp toàn bộ điểm mới Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật sư cung cấp Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật sư cung cấp Bộ luật dân sự mới nhất
Điểm mới cơ bản trong Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật dân sự sửa đổi (BLDS năm 2015) đã được thông qua ở Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII gồm 27 chương với 689 điều. Bài viết dưới đây sẽ nêu khái quát một số quy định mới, có tính đột phá của Bộ luật dân sự năm 2015.
Phạm vi điều chỉnh
Ngay tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu rõ Bộ luật chỉ điều chỉnh về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của các chủ thể là cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên sự bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự
Thay vì quy định thành một trương như trong Luật dân sự 2005, các nguyên tắc này được quy thành một điều khoản ngắn gọn gồm 5 nguyên tắc cơ bản:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Pháp nhân, cá nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách trung thực, thiện chí.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến các lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và của cá nhân khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Xác định lại giới tính
Điều 36 Bộ luật dân sự ghi nhận cấc nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người sẽ được thực hiện khi giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác, phải cần có sự can thiệp của y học mới xác định rõ giới tính.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính sẽ có thêm quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch cùng các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Trước khi Bộ luật dân sự có hiệu lực thì vấn đề xác định lại giới tính được quy định chi tiết tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP.
Chuyển đổi giới tính
Theo bộ luật này, việc chuyển đổi giới tính sẽ kéo theo việc được phép thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính.
Ngoài ra do Bộ luật Dân sự quy định, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật riêng nên phải tới khi Quốc hội ban hành về luật hoặc văn bản pháp luật quy định riêng về vấn đề chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới được thực hiện.
Lãi suất theo thỏa thuận
Tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự quy định trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo như thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật liên quan quy định khác.
Riêng với các trường hợp cho vay dân sự, nếu các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu, thì khi có tranh chấp, lãi suất sẽ được xác định bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Có thể xem đây là điểm đáng lưu ý nhất của Bộ luật dân sự sửa đổi và được quy định tại Điều 420: bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên đối tác đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Nếu các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi nội dung hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án : Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hay sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Trên đây là những thay đổi cần đáng lưu ý trong Bộ luật Dân sự 2015 mà Văn phòng Luật sư ASCL đã liệt kê, để biết cụ thể hơn về những điểm mới, điểm khác biệt của Luật dân sự 2015 so với Luật dân sự 2005, bạn đọc có thể tham khảo TẠI ĐÂY.