Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Thủ tục đăng ký thường trú dễ bị lợi dụng để tham nhũng

Thủ tục đăng ký thường trú dễ bị lợi dụng để tham nhũng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bộ Công an cho rằng quy định về thủ tục đăng ký thường trú hiện nay còn rườm rà, tốn thời gian, chi phí và dễ bị lợi dụng để tham nhũng.

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi), Bộ Công an cho rằng pháp luật hiện hành quy định các nội dung liên quan đăng ký thường trú còn nhiều bất cập, cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về cư trú trong tình hình mới.

Về thẩm quyền đăng ký thường trú, Điều 21 Luật Cư trú quy định người đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ. Tại các tỉnh, người đăng ký nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn.

Bộ Công an cho rằng pháp luật hiện hành quy định các nội dung liên quan đăng ký thường trú còn nhiều bất cập.

Bộ Công an cho rằng pháp luật hiện hành quy định các nội dung liên quan đăng ký thường trú còn nhiều bất cập.

Theo quy định trên, trưởng công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú cho công dân đăng ký thường trú tại xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh. Nếu đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì thẩm quyền đăng ký thường trú thuộc về trưởng công an thị xã, thành phố.

Trường hợp công dân đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thẩm quyền đăng ký thường trú thuộc trưởng công an quận, huyện, thị xã.

Bất cập hiện nay là trưởng công an xã là lực lượng bán chuyên trách nhưng lại có thẩm quyền đăng ký thường trú. Còn tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt tại các quận nội thành, trưởng công an phường là lực lượng công an chính quy nhưng lại không được giao thẩm quyền đăng ký thường trú. Thẩm quyền này đang thuộc về trưởng công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Với địa bàn nội thành đông dân cư, tính chất cư trú phức tạp lên đến hàng vạn nhân khẩu, người đứng đầu cơ quan công an cấp quận có rất nhiều việc cần giải quyết nên khó bao quát việc quản lý đăng ký thường trú tại địa bàn cơ sở vốn do công an phường quản lý. “Việc đặt bút ký duyệt của lãnh đạo công an cấp huyện cho công dân đăng ký thường trú nhưng thực tế lại không biết công dân đó là ai, cư trú như thế nào mà hoàn toàn chỉ dựa vào hồ sơ do cấp dưới đề xuất”, báo cáo đánh giá của Bộ Công an nêu và cho rằng bất cập trên gây khó cho việc kiểm soát cư trú, nhất là giám sát tội phạm.

Ngoài ra, quy định thủ tục đăng ký thường trú hiện nay còn rườm rà, tốn kém thời gian, chi phí. Người đăng ký thường trú phải kê khai, cung cấp nhiều loại giấy tờ liên quan như bản khai nhân khẩu, phiếu báo thay đổi nhân khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình khi làm thủ tục đăng ký thường trú… Việc quy định này ảnh hưởng và tác động tới công tác cải cách thủ tục hành chính, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, hạch sách.

Trong 2 giải pháp đưa ra, Bộ Công an cho rằng phương án điều chỉnh các quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục đăng ký thường trú là phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Giải pháp này không có tác động tiêu cực, ngược lại có thể tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; điều chỉnh nhiệm vụ của lực lượng công an.

Ngoài ra, việc lựa chọn phương án như Bộ Công an đề xuất còn góp phần kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của công an các đơn vị, địa phương. Việc giảm thiểu đáng kể giấy tờ, chi phí, thời gian cũng sẽ tiết kiệm được 58 tỷ đồng/năm.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Kiểm toán lòi vi phạm, “bó tay” xử phạt

Hiệu quả thực thi của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang bị giảm đi khi ...