Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Dân Sự / Thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự

Thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
luat-su-tu-van-dan-su
            Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý tư vấn cách xác định thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Dân sự.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật không ký kết bất kỳ hợp đồng nào. Bộ luật Dân sự đã quy định các dạng thiệt hại sau:

Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Thiệt hại về tài sản là sự mất mát, hư hỏng hoặc tài sản bị huỷ hoại. Việc xác định thiệt hại về tài sản thường được định giá một cách cụ thể.

“ Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

luat-su-tu-van-dan-su

Văn phòng Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thứ hai, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

 Việc xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm để quyết định mức bồi thường phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp. Tuy nhiên, có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như khoản chi phí thuê xe đưa người đi cấp cứu… nên khi xác định thiệt hại thường thường dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định.

“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Thứ ba, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.

luat-su-tu-van-dan-su

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp Dân sự

“Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Thứ tư, Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

luat-su-tu-van-dan-su

Văn phòng Luật sư tư vấn xác định thiệt hại ngoài hợp đồng

Danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể. Quyền nay được ghi nhận tại Hiến pháp 2013 và được cụ thể  hoá tại Điều 33 – Bộ luật Dân sự.

“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Với đội ngũ Luật sư giỏi, uy tín, chuyên nghiệp, Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý sẽ tư vấn pháp luật miễn phí cho Quý khách hàng. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:
Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý
Số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com
Điện thoại: 0989.384.385

Check Also

Biện pháp giải quyết sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu

Hợp đồng dân sự là giao dịch phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. ...