Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Doanh Nghiệp - Thương Mại / Luật sư tư vấn Thương mại / Quy định về ngôn ngữ soạn thảo trong hợp đồng

Quy định về ngôn ngữ soạn thảo trong hợp đồng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trong giao dịch thương mại, ngôn ngữ hợp đồng do hai bên tự thỏa thuận. Nhưng trong quan hệ pháp luật hành chính nhà nước, liệu có được dùng hợp đồng tiếng nước ngoài làm tài liệu pháp lý chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ với cơ quan có thẩm quyền?

quy định về ngôn ngữ soạn thảo trong hợp đồng

Các quy định hiện hành về ngôn ngữ soạn thảo trong hợp đồng

Ngôn ngữ hợp đồng có bắt buộc phải bằng tiếng Việt?

Hiện nay vẫn chưa có quy định chính thức nào về ngôn ngữ trong hợp đồng. Dù là luật cơ sở cho các giao dịch thương mại, Luật thương mại 2005 cũng không quy định rõ lời nói hay văn bản phải thể hiện bằng ngôn ngữ gì: “Hợp đồng… được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản…” mà không quy định ngôn ngữ cho các hình thức giao dịch.

Do đó, để thuận tiện cho những giao dịch này thì những hợp đồng giao kết giữa người Việt với người Việt thì thường không giao kết Hợp đồng bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với các giao dịch được hình thành giữa doanh nghiệp nước ngoài với người Việt hay với khách hàng nước ngoài lại thường không muốn sử dụng tiếng Việt để giao kết Hợp đồng dù các giao dịch này thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoại trừ một số lĩnh vực có quy định bắt buộc Hợp đồng phải lập bằng tiếng Việt.

Như vậy trong quan hệ hợp đồng thông thường thì các bên có thể sử dụng các ngôn ngữ khác trong soạn thảo hợp đồng.

Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, ngôn ngữ hợp đông phải là tiếng Việt?

Khác với hoạt động giao dịch thông thường, ngôn ngữ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở Việt Nam phải là Tiếng Việt. Điều này được nêu rõ tại Khoản 4, Điều 5 Thông tư số28/2011/TT-BTC: “Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt…”. Không chỉ liên quan đến mỗi việc kiểm tra thuế, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng được xem xét giải quyết trên cơ sở văn bản tiếng Việt. Về bản chất, các cơ quan trên được trao quyền kiểm tra hợp đồng tiếng Việt chỉ nhằm quản lý Doanh nghiệp.

Vì thế, theo Luật sư tư vấn doanh nghiệp – Văn phòng Luật sư ASCL cho dù không bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt khi lập Hợp đồng giao dịch, mua bán trong nước nhưng để bảo đảm quyền lợi của mình trước cơ quan nhà nước và khi tranh chấp xảy ra, Doanh nghiệp nên kí kết đồng thời cả bản Hợp đồng bằng Tiếng Việt lẫn bản hợp đồng bằng tiếng nước ngoài.

Nguồn: Vpluatsu.org