Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hôn nhân / Kiến thức luật Hôn nhân / Những khó khăn thường gặp phải khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Những khó khăn thường gặp phải khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo chia sẻ của các Luật sư tư vấn tại Văn phòng Luật sư thì việc ly hôn có thể thực hiện đơn phương do vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Những khó khăn thường gặp phải khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Hiện nay, tình trạng ly hôn như một “dịch bệnh” đang lan tỏa tới rất nhiều gia đình. Việc ly hôn xảy đến ở rất nhiều các nguyên nhân khác nhau từ mâu thuẫn gia đình, tình cảm, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ hoặc ngoài tình. Vì thế, trường hợp một bên đơn phương xin ly hôn cũng không phải là hiếm gặp. Đây là trường hợp rất khó giải quyết và phức tạp. Bởi vì, một bên yêu cầu Toàn giải quyết ly hôn còn một bên lại không đồng ý tìm cách ngăn cản, gây khó khăn, cản trở và từ đó xảy ra rất nhiều điều phức tạp.

Trường hợp bên khởi kiện không có các giấy tờ cần thiết theo quy định khi ly hôn

Vấn đề hay xảy ra nhất đối với các trường hợp ly hôn đơn phương đó là bên khởi kiện yêu cầu ly hôn không có được các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật để nộp lên tòa như: không giữ bản chính giấu chứng nhận kết hôn, không có CMND và sổ Hộ Khẩu của bên kia, không có Bản sao giấy khai sinh của con…

Hướng giải quyết trong trường hợp này như sau:

  • Về giấy đăng ký kết hôn: có thể đến UBND xã/phường nơi đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.
  • Về giấy khai sinh của con: có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.
  • Về CMND hoặc Hộ khẩu của bên kia: Lưu ý Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc là Tòa án nhân dân huyện/quận nơi bị đơn cư trú. Do đó trong trường hợp không có CMND hoặc Hộ khẩu của bên kia, phải liên hệ với công an xã/phường nơi bị đơn đang cư trú để xin giấy xác nhận cư trú của bị đơn.

Trường hợp cố tình gây rắc rối

Theo luật sư tư vấn hôn nhân thì trường hợp này xảy ra khá nhiều và gần đây như trường hợp anh T đã tốt nghiệp có bằng Cao đẳng Dược và hiện đang học liên thông lên Đại học nhưng lại nhỏ mọn khi biết được ý đồ của vợ mình là ly hôn xong sẽ xuất cảnh đề lập nghiệp làm ăn. Vì biết được ý đồ này nên anh T tìm mọi cách để kéo dài thời gian nhằm phá hỏng kế hoạch của chính vợ mình.

Luật sư tư vấn hôn nhân tại Văn phòng Luật sư

Theo lời chị L kể – vợ anh T với Luật sư tư vấn hôn nhân: “Tôi nộp đơn xin ly hôn cách đây hơn mười tháng, Tòa án đã thụ lý, mời các bên đến để viết lời khai và hòa giải. Tuy nhiên, các lần đầu tòa mời chỉ có tôi đến dự, dù anh T vẫn nhận được giấy mời của tòa. Những lần sau đó anh lại tiếp tục làm đơn gửi cho tòa qua đường bưu điện, xin phép được vắng mặt. Sau một thời gian, cảm thấy không thể vắng mặt mãi, chồng tôi mới chịu đến tòa làm các thủ tục viết bản khai, dự phiên hòa giải. Tuy nhiên, không biết được ai mách mà chồng tôi làm đơn yêu cầu chia tài sản chung là chiếc xe gắn máy tôi đang đi, tranh chấp với tôi việc xin nuôi đứa con chung bốn tuổi. Anh cho rằng, tôi sẽ xuất cảnh đem con đi nước ngoài nên xin nuôi con. Anh ấy còn khai các khoản nợ chung (do anh tự vay mượn từ bạn bè, người thân) chỉ với năm triệu, mười triệu đồng dùng để chi trả sinh hoạt gia đình. Với những tình tiến đó khiến cho tòa phải mời các “chủ nợ” đến giải quyết với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, mà trong số đó, có người đang ở nước ngoài. Vụ việc từ đơn giản đã trở nên phức tạp, rối rắm nên kéo dài suốt hơn mười tháng và vẫn chưa thể giải quyết xong”.

Hướng giải quyết cho các vụ việc này như sau:

Trong trường hợp này, nếu người chồng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản chung, vấn đề nợ chung thì điều đầu tiên là phải yêu cầu người chồng đóng tạm ứng án phí cho những yêu cầu của mình. Hết thời hạn đóng hạn phí mà người chồng không đóng phí thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương cho chị vợ.

Theo văn phòng Luật sư thì nên bắt anh ta chứng minh các khoản nợ là có thực hay không và việc đó khá khó khăn, nếu anh ta không chứng thực được thì sẽ được tách thành một vụ kiện khác và giải quyết sau khi vụ việc ly hôn giải quyết xong. Điều cần làm nếu muốn nhanh chóng đó là cần phải giải quyết việc ly hôn và con chung trước còn các khoản tài sản chung hay nợ chung có thể tách ra và giải quyết bằng một vụ kiện khác.

Nguồn: Kiến thức Luật hôn nhân

Check Also

Rắc rối Pháp lý nảy sinh đối với việc mang thai hộ?

Với việc Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, ...