Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Doanh Nghiệp - Thương Mại / Luật sư tư vấn Doanh nghiệp / Những điều cần lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh

Những điều cần lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhằm giúp các chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp lựa chọn được nơi tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể. Luật sư tư vấn doanh nghiệp – Văn phòng Luật sư ASCL tư vấn địa điểm kinh doanh.

thành lập địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh 

Đa phần các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh thường chỉ chăm chăm vào việc chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục sao cho doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhanh nhất. Nhưng chỉ đến khi bất ngờ bị vướng mắc thực hiện trên thực tế mới biết địa điểm kinh doanh cũng mình là không đúng với quy định pháp luật. Vậy làm sao để có thể biết địa điểm kinh doanh của mình là hợp pháp?

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014.
  • Luận nhà ở 2014.
  • Luật quảng cáo 2012.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

Không nên chọn nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh  

Văn phòng luật sư  ASCL cho hay, hiện nay, các tòa chung cư mọc lên với nhiều nhục đích như: để ở, để kinh doanh hoặc hỗn hợp vừa ở, vừa kinh doanh… Và cấu trúc hạ tầng của chung cư thường có nhiều căn hộ với nhiều người sinh sống nên để tránh gây nguy hiểm đến những đối tượng này, Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định những trường hợp không được phép kinh doanh tại chung cư gồm:

  • Kinh doanh các loại vật liệu gây cháy nổ và các ngành, nghề gây nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của người sử dụng nhà chung cư.
  • Kinh doanh các dịch vụ gây ô nhiễm khác.
  • Kinh doanh sửa chữa xe có động cơ.
  • Kinh doanh vũ trường.
  • Kinh doanh giết mổ gia súc.

Có thể thấy, các ngành, nghề kinh doanh bị hạn chế đối với những chung cư dạng để kinh doanh hoặc vừa để ở, vừa để kinh doanh là: karaoke, dịch vụ nhà hàng, quán bar. Còn dạng chung cư dùng để ở thì tuyệt nhiên không được phép đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, cũng theo quy định mới trong Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014 thì sau 10/6/2016, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình không được phép ghi địa điểm kinh doanh, kinh doanh tại căn hộ chung cư.

Như vậy, để tránh gặp phải rắc rối pháp lý liên quan đến việc không được phép kinh doanh tại căn hộ chung cư như đã nêu trên, tốt nhất bạn không nên chọn địa điểm kinh doanh là căn hộ chung cư.

Xem xét sự phù hợp giữa doanh nghiệp với đại điểm kinh doanh

Những điều cần lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh

Những điều cần lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh

Loại hình định kinh doanh có được thực hiện tại địa điểm kinh doanh

Thực tế, có một vài địa điểm không cho phép hoạt động kinh doanh một số ngành, nghề nhất định vì lý do ngành, nghề đó có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự hay an toàn sức khỏe của người dân xung quanh. Do đó, để chắc chắn địa điểm kinh doanh phù hợp với loại hình kinh doanh thì bạn còn cần phải tính đến bước này.

Điều kiện ngành, nghề định kinh doanh có hợp vơi địa điểm kinh doanh

Ngay chính bản thân điều kiện này đã nằm trong nhóm điều kiện kinh doanh mà pháp luật yêu cầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chẳng hạn, nếu muốn mở phòng khám bệnh, chữa bệnh thì trước hết bạn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về địa điểm kinh doanh quy định tại Điều 25 Thông tư 01/VBHN-BYT về cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.

Điều kiện về biển hiệu đối với địa điểm kinh doanh bắt buộc phải treo

Theo luật sư tư vân, biển hiệu phải cung cấp đủ thông tin về tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa chỉ, điện thoại, tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có). Bên cạnh đó, kích thước của biển hiệu cũng phải phù hợp không cao quá 2 m, không dài quá mặt tiền căn nhà và tuyệt đối không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Thủ tục kê khai địa điểm kinh doanh

Việc kê khai địa điểm kinh doanh có thể khác với trụ sở chính và chỉ được đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở chính hoặc chi nhánh doanh nghiệp. Thủ tục cụ thể theo trình tự thời gian sau:

  • Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày lập, làm Thông báo lập địa điểm kinh doanh gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin địa điểm kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp bạn thuê nhà để thành lập địa điểm kinh doanh, giữa bạn phải giao kết hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh với chủ nhà.

Một lần nữa, Luật sư tư vấn Văn phòng luật sư ASCL khuyên bạn phải thận trọng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, dù cho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có được duyệt đi chăng nữa vì cơ quan thanh tra, người dân chưa chắc thừa nhận địa điểm kinh doanh của bạn là hợp pháp.

Nguồn: Vpluatsu.org

Check Also

Những thủ tục cần thiết khi mở Nhà thuốc, Quầy thuốc

Đối với những người học ngành Dược thì nắm chắc kiến thức cũng như cần ...