Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Luật sư tư vấn Hình sự / Luật sư tư vấn quy định phòng vệ chính đáng

Luật sư tư vấn quy định phòng vệ chính đáng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Luật sư hình sựVăn phòng Luật sư ASCL phân tích quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng. Các yếu tố để được coi là hành vi phòng vệ chính đáng.

luat-su-tu-van-phong-ve-chinh-dang-3

Luật sư tư vấn quy định phòng vệ chính đáng

Một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách “cần thiết” người đang có hành vi tấn công hiện hữu xâm phạm các lợi ích nói trên mặc dù gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, thì hành vi này được coi là phòng vệ chính đáng và người phòng vệ không bị coi là tội phạm.

Điều 15 Bộ luật Hình sự có quy định về phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

luat-su-tu-van-phong-ve-chinh-dang

Văn phòng Luật sư tư vấn hình sự miễn phí

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tủ các yếu tố:

  •  Thứ nhất, về phía nạn nhân: Là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).
  •  Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm.

luat-su-tu-van-phong-ve-chinh-dang-1

Văn phòng Luật sư tư vấn miễn phí

  • Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định việc phòng vệ chính đáng phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

 

luat-su-tu-van-phong-ve-chinh-dang

Văn phòng Luật sư tư vấn Hình sự

Như vậy có thể thấy phòng vệ chính đáng có thể gây ra hậu quả cho đối phương tương tự như một số loại tội phạm. Tuy nhiên, hành động đó để bảo vệ bản thân hoặc lợi ích nhà nước nên phòng về chính đáng không phải là một loại tội phạm, đây là hành vi hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, một nguyên tắc mà mọi người cần nhớ đó là khi tự vệ thì biện pháp mà chúng ta dự định sẽ thực hiện đã là lựa chọn tốt nhất hay chưa? Còn lựa chọn nào tốt hơn và phù hợp với quy định của pháp luật hơn không? Nếu còn lựa chọn khác tốt hơn thì phải xử sự theo lựa chọn đó. Tất nhiên, trong tình huống bị động, bất ngờ thì việc lựa chọn một cách xử sự đúng là điều vô cùng khó khăn.

Pháp luật khuyến khích mọi công dân có những hành vi dũng cảm ngăn chặn hành vi trái pháp luật của người khác để giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp hành vi chống trả đã vượt quá mức cần thiết nhưng đặt trong vụ án cụ thể, xem xét nguyên nhân, tương quan lực lượng… pháp luật vẫn coi là phòng vệ chính đáng mà không bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Ngoài ra, pháp luật còn xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác để khoan hồng cho người đã có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

luat-su-tu-van-danh-chet-trom-pham-toi-gi

Đánh chết trộm vào nhà thì phạm tội gì?

Luật sư cho tôi hỏi: Khi thấy tên trộm cầm dao lao về phía mình, em ...