Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Luật sư tư vấn Hình sự / Luật sư tư vấn phạm tội lúc say rượu có phải chịu TNHS?

Luật sư tư vấn phạm tội lúc say rượu có phải chịu TNHS?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (9 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Luật sư hình sựVăn phòng Luật sư ASCL phân tích năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội trong lúc say rượu hay dùng chất kích thích liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

 

luat-su-tu-van.jpg-1

Năng lực trách nhiệm hình sự

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 điều 13 bộ luật hình sự quy định:

Tình trạng không có nặng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Có hai dấu hiệu để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự:

luat-su-tu-van-nang-luc-trach-nhiem-hinh-su

  • Về dấu hiệu y học: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
  • Về dấu hiệu tâm lý: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Theo đó, họ không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau: bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời…

Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. Thủ tưởng Chính phủ đã quyết định thành lập Viện giám định pháp y Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

Người mắc bệnh tâm thần phải chịu TNHS?

luat-su-tu-van-tuoi-chiu-trach-nhiem-hinh-su

Năng lực trách nhiệm hình sự

Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. 

Khoản 2, Điều 13 BLHS quy định: “Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự .

Người phạm tội do say rượu, dùng chất kích thích có phải chịu trách nhiệm hình sự?

luat-su-tu-van-tuoi-chiu-trach-nhiem-hinh-su

Phạm tội trong lúc say rượu, dùng chất kích thích

Luật hình sự nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. Bởi vì trước đó họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng “say” nên họ có lỗi.

Có ý kiến cho rằng nếu người phạm tội không có lỗi trong việc uống rượu và như vậy họ cũng không có lỗi trong việc say rượu sẽ được thừa nhận là không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Ngoài trường hợp say rượu bình thường, về y học còn có trường hợp say rượu bệnh lý. Thực tiễn xét xử cũng đã xảy ra trường hợp hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ trách nhiệm hình sự. Ở một số nước, trong đó có các nước cộng hoà thuộc liên xô” cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Một người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng họ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Người phạm tội mắc bệnh khác?

luat-su-tu-van-tuoi-chiu-trach-nhiem-hinh-su-1

Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây là trường hợp người phạm tội vẫn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vị bị bệnh nên họ không điều khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Thông thường những người ở trong tình trạng này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ: một nhân viên đường sắt có nhiệm vụ bẻ ghi cho tàu hoả đi vào đúng đường ray, nhưng vì người này bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện được nhiệm vụ được giao làm cho tàu hoả đâm vào đoàn tầu đang đỗ trong ga gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến người và tài sản.

Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được Hội đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc bệnh lại rất đa dạng.

Ở nước ta do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại cho nên những người mắc bệnh tâm thần còn do hậu quả của chiến tranh như: Bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng ít quan tâm đến đặc điểm này, nên khi sự việc xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành trưng cầu giám định tầm thần đối với người có hành vi phạm tội.

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

luat-su-tu-van-danh-chet-trom-pham-toi-gi

Đánh chết trộm vào nhà thì phạm tội gì?

Luật sư cho tôi hỏi: Khi thấy tên trộm cầm dao lao về phía mình, em ...