Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Dân Sự / Kiến thức luật Dân sự / Luật sư so sánh chế định Cá nhân theo BLDS 2005 và 2015

Luật sư so sánh chế định Cá nhân theo BLDS 2005 và 2015

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Văn phòng Luật sư ASCL so sánh chế định Cá nhân theo BLDS 2015 và 2005 trên các tiêu chí như mức độ hành vi dân sự, năng lực hành vi dân sự của người chưa đủ  6 tuổi, các quyền của cá nhân…

so-sanh-ca-nhan-blds-2005-blds-2015

Cá nhân theo Bộ luật dân sự 2005 và 2015

Tiêu chí

BLDS 2005

BLDS 2015

Mức độ năng lực hành vi

– Không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6 tuổi);

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Năng lực hành vi một phần (Người từ đủ 6t -dưới 18t

– Mất năng lực hành vi dân sự

– Hạn chế năng lực hành vi dân sự

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Mất năng lực hành vi

– Hạn chế năng lực hành vi

Năng lực hành vi dân sự  của người chưa đủ  6 tuổi

 

– Không có năng lực hành vi dân sự;

– Mọi giao dịch của người này đều phải thông qua người đại diện xác lập và thực hiện (Điều 21).

– Không coi người chưa đủ 6 tuổi là không có năng lực hành vi dân sự;

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (k2 Điều 2)

Năng lực hành vi dân sự  của người từ đủ  15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

 

– Nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (k2 – Điều 20). Quy định cụ thể hơn:

– Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến:

+ Bất động sản;

+ Động sản phải đăng ký;

+ Giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (k4 – Điều 21).

Quyền với đối với họ tên

– Quyền đối với họ tên (Điều 26)

– Quyền thay đổi họ tên (Điều 27)

– Quyền có họ, tên (Điều 26).

– Quyền thay đổi họ (Điều 27).

– Quyền thay đổi tên (Điều 28).

Quy định rõ ràng, cụ thể hơn cho từng trường hợp.

Quyền xác định, xác định lại dân tộc

– Xác định theo cha đẻ, mẹ đẻ. Dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khác nhau thì theo tập quán hoặc thỏa thuận của cha mẹ (k1 – Điều 28). – Xác định theo cha đẻ, mẹ đẻ.

– Dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khác nhau thì theo thỏa thuận.

– Không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán.

– Tập quán khác nhau thì xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

– Trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi: Cha mẹ nuôi thỏa thuận chọn dân tộc cho con nuôi.

– Trẻ bị bỏ rơi chưa được nhận làm con nuôi thì xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em

(Điều 29)

Quyền được khai sinh, khai tử

– Phải khai sinh và khai tử nếu trẻ sơ sinh chết sau khi sinh (Điều 30) – Phải khai sinh và khai tử cho trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên. Dưới 24 giờ phải khai sinh và khai tử nếu được cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu (Điều 30).

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

– Trường hợp sử dụng hình ảnh không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 31). Trường hợp sử dụng hình ảnh không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

+ Sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

– Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.

(Điều 32)

Quyền được sống

Không có quy định về quyền này Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật (Điều 33).

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Quy định chung chung: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” (Điều 37).

 

Quy định cụ thể hơn tại Điều 34:

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình

– Quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

– Quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình là không đúng nếu không xác định được người đã đưa tin.

– Phương tiện thông tin đại chúng nào đăng tải thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì phải gỡ bỏ, cải chính. Nếu thông tin đó được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Quyền xác định lại giới tính

Xác định lại trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác(Điều 36). – Xác định lại trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác

– Bổ sung thêm hệ quả pháp lý do xác định lại giới tính: “Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan”. (Điều 36).

Quyền chuyển đổi giới tính

Không quy định – Thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính.

– Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan (Điều 37).

Quyền về đời sống riêng tư

Chỉ quy định về quyền về bí mật đời tư, không quy định về khía cạnh đời sống riêng tư Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được nhân rộng ra từ quyền bí mật đời tư quy định tại BLDS 2005 (Điều 38).

Luật sư tư vấn – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Điều cần biết khi thuê nhà ở Việt Nam của Việt kiều?

Hiện nay có rất nhiều người gốc Việt đang làm ăn, sinh sống và nhập ...