Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Kiến thức luật Hình sự / Luật sư phân tích Điều 202-BLHS áp dụng với taxi “điên”

Luật sư phân tích Điều 202-BLHS áp dụng với taxi “điên”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sau vụ tai nạn liên hồi do taxi “điên” trên cầu vượt Thái Hà, xác minh có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án hình sự.

khoi-to-taxi-dien

Taxi gây tai nạn liên hồi bị khởi tố 

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết đã quyết định khởi tố vụ án: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ trách nhiệm những người liên quan trong vụ tai nạn liên hoàn xảy ra tại cầu vượt Tây Sơn – Thái Hà trong đêm 8/11.

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

-khoi-to-taxi-gay-tai-nan-hang-loat

Khởi tố taxi gây tai nạn

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Khái niệm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Điều 202 BLHS

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

Các dấu hiệu cơ bản của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” – Điều 202 BLHS:

vi-pham-quy-dinh-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

Người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Khách thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các quy định về trật tự an toàn giao thông được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008.

3. Khách quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

a. Hành vi khách quan:

vi-pham-quy-dinh-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong-duong-bo

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về bảo đảm an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ như quy định về: 

  • Việc chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông; sử dụng làn đường; vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị); điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua cầu, phà, trong hầm đường bộ và tại các nơi đường giao cắt; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc;
  • Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác; người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt sức vật đi trên đường bộ;
  • Tổ chức các hoat động khác trên đường bộ như tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội …

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Để truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 BLHS cần xác định những quy định cụ thể nào về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Luật GTĐB bị vi phạm.

b. Hậu quả:

vi-pham-quy-dinh-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong-duong-bo

Hậu quả vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS, thì hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

Quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (gọi tắt Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông, thì:

“Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết một người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;
e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 202 BLHS là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

vi-pham-quy-dinh-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong-duong-bo

Xử án tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

a) Làm chết hai người;
b) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này là từ trên 100% đến 200%;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của một hoặc hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 202 BLHS là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết từ ba người trở lên;
b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;
g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên”.

vi-pham-quy-dinh-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong

C. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:

Gữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra phải tồn tại mối quan hệ nhân quả, nghĩa là, về mặt thời gian thì hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải xảy ra trước hậu quả nêu trên. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả nghiêm trọng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm cho về sức khoẻ, tài sản của người khác.

4. Mặt chủ quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Trục lợi bảo hiểm không thành nạn nhân có nguy cơ ngồi tù

Bỏ ra 50 triệu đồng, người phụ nữ đã yêu cầu một nam thanh niên ...