Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Tin Tức Pháp Luật / Luật sư ngồi ngang hàng với Kiểm sát?

Luật sư ngồi ngang hàng với Kiểm sát?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (11 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Luật sư ngồi ngang hàng với Kiểm sát viên là chủ đề được tranh luận khá gay gắt trong thời gian qua. Việc bố trí chỗ ngồi có ý nghĩa như thế nào? Quan điểm của các bên liên quan ra sao?

luat-su-kiem-sat-vie-ngoi-ngang-nhau

Sau khi xây mới trụ sở, TAND TP Đà Nẵng đã điều chỉnh vị trí ngồi của kiểm sát viên và Luật sư ngang nhau. Giới Luật sư ủng hộ, trong khi Viện kiểm sát phản ứng vì cho rằng vai trò, địa vị của họ cao hơn luật sư nên không thể ngồi ngang hàng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Ánh, phó chánh án TAND TP Đà Nẵng, nói:

“Việc sắp xếp lại vị trí ngồi giữa Luật sư và Kiểm sát viên trong một phiên tòa ngang nhau là thực hiện tinh thần cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa giữa Kiểm sát viên (bên buộc tội) và Luật sư (bên gỡ tội)”.

Làm theo mô hình mới

Ông Ánh cho biết hiện nay TAND các địa phương thường bố trí vị trí ngồi theo mô hình: hội đồng xét xử (HĐXX) ngồi chính giữa hội trường; đại diện viện kiểm sát và thư ký phiên tòa ngồi hai bên và ngang hàng với HĐXX.

Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và những người tham gia tố tụng ngồi phía dưới, thấp hơn vị trí ngồi của HĐXX, viện kiểm sát và thư ký. Với mô hình này, theo ông Ánh, đã bộc lộ những hạn chế bất cập.

“Để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng thì những chủ thể có quyền tranh tụng phải có vị trí ngồi ngang bằng nhau.

Trong phiên tòa hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền công tố và Kiểm sát viên thực hiện chức năng chứng minh hành vi phạm tội, họ phải có nghĩa vụ tranh tụng với bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng khác.

Xét về quan hệ tranh tụng thì quyền và nghĩa vụ của kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng ngang bằng nhau, nên đại diện viện kiểm sát không thể có vị trí ngồi cao hơn những người tham gia tố tụng” – ông Ánh nói.

luat-su-duoc-thu-thap-chung-cu

Theo ông Ánh, với mô hình chỗ ngồi cũ là không còn phù hợp với nền tư pháp hiện đại, không đảm bảo đúng định hướng theo tinh thần cải cách tư pháp, không đáp ứng được yêu cầu dân chủ, tiến bộ trong hoạt động xét xử, gây khó khăn cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.

Vì vậy vừa qua TAND TP Đà Nẵng đã thay đổi chỗ ngồi theo mô hình mới. Theo đó, chỉ có HĐXX mới được ngồi ở vị trí cao nhất, riêng biệt, chính giữa hội trường.

Ngồi phía dưới và bên tay phải HĐXX là bàn của đại diện viện kiểm sát; bên tay trái, đối diện viện kiểm sát là bàn của luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.Kiểm sát viên cao hơn luật sư?

Ông Trần Cảnh Nhứt, chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, cũng cho rằng việc thay đổi chỗ ngồi như mô hình mới tại TAND TP Đà Nẵng là một tín hiệu tốt, cởi mở.

luat-su-ngoi-ngan-kiem-sat

Hiện nay Việt Nam đang muốn cải cách mô hình xét xử từ mô hình thẩm vấn sang mô hình tranh tụng. Chủ trương lấy tranh tụng tại tòa là kết quả cho sự phán quyết.

“Muốn tranh tụng thực chất thì vị trí ngồi phải bình đẳng, tạo không khí thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Vấn đề ai ngồi trên ai ngồi dưới chỉ là hình thức, nhưng có tác động tâm lý rất lớn trong việc tranh tụng.

Bây giờ Luật sư ngồi ngang hàng với kiểm tra viên dù sao cũng giúp không khí tranh tụng dễ dàng hơn, không có cảm giác kẻ ở trên người ở dưới, tạo ra sự thoải mái, bình đẳng” – ông Nhứt nói.

Không đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hưng, chánh văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng, cho biết sau khi TAND TP Đà Nẵng thay đổi chỗ ngồi của kiểm sát viên từ trên xuống dưới, viện kiểm sát không đồng tình với việc làm trên nên đã có văn bản gửi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và tòa án.

Tuy nhiên, đến nay Viện vẫn đang chờ ý kiến của cấp trên. Theo ông Hưng, Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

“Ra tòa anh vừa là người buộc tội vừa là người kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án. Bây giờ nói về lý luận, anh ngồi dưới mà kiểm sát ở trên thì chẳng giống ai cả. Vì vậy sự so sánh của họ chỉ lấy lý luận vấn đề tranh tụng để ngồi ngang nhau là không phù hợp lắm”.

luat-su-kiem-sat-vien

Trong khi đó, một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng cho rằng theo quy định của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự thì Người bào chữa nói chung và Luật sư nói riêng là người tham gia tố tụng, còn Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng.

Như vậy chủ thể kiểm sát viên và Người bào chữa, Luật sư có địa vị pháp lý khác nhau. Kiểm sát viên là người được Nhà nước bổ nhiệm, thay mặt Nhà nước thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.

Còn Người bào chữa, Luật sư không phải là người được Nhà nước bổ nhiệm, mà là người của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được tổ chức đó cử đi thực hiện nhiệm vụ từng vụ việc theo yêu cầu của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng khác.

Do đó địa vị pháp lý của kiểm sát viên và người bào chữa, luật sư khác nhau. Vì lẽ đó, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, kiểm sát viên và người bào chữa, luật sư không thể ngồi cùng vị trí ngang bằng.

Theo: Hữu Khá – Tuoitre

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Có người giúp sức trong vụ việc giết người phi tang xác dưới cống

Theo cập nhật mới nhất của tin tức pháp luật thì vụ việc giết hàng ...