Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Giáo viên xin nghỉ việc như nào thì hợp pháp và phải báo trước bao lâu?

Giáo viên xin nghỉ việc như nào thì hợp pháp và phải báo trước bao lâu?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Luật sư tư vấn lao động xin tư vấn cho các bạn về lý do xin nghỉ việc hợp pháp và nghĩa vụ thông báo trước 45 ngày trước khi ngủ việc của giáo viên.

Giáo viên xin nghỉ việc như nào thì hợp pháp và phải báo trước bao lâu?

Thưa văn phòng luật sư, Tôi hiện là giáo viên nữ. Bắt đầu dạy từ 9/1986. Do hoàn cảnh của tôi rất khó khăn, nên tôi muốn xin nghỉ việc. Lý do vì hiện một mình tôi phải chăm sóc chồng bị bệnh tai biến, không thể tự sinh hoạt cá nhân được gần 07 (bảy) năm nay. Trong trường hợp này tôi xin nghỉ trong thời gian nào là hợp lý? Phía ban Giám Hiệu nhà trường không đồng ý cho tôi thôi việc và không cấp tiền trợ cấp thơi việc hoặc vì một lý do nào đó…Vậy, tôi xin nghỉ bằng việc viết đơn và thông báo trước 45 ngày thì có đúng hay không?

Luật sư tư vấn lao động cho giáo viên xin nghỉ việc như nào thì hợp pháp và phải báo trước bao lâu?

Đầu tiên, xin cảm ơn chị đã gửi một câu hỏi rất hay cũng là những thắc mắc của nhiều người lao động hiện nay và xin chia buồn với chị về hoàn cảnh gia đình. Xét theo nội dung chị cung cấp thì chúng tôi có thể trả lời như sau:

Theo thông tin mà chị cung cấp thì chị là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ tháng 9/1986. Mà căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 thì chị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể tại khoản 4 Điều 29 như sau:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

Như vậy, nếu chị muốn nghỉ việc thì chị phải thông báo lên trên bằng văn bảng trước ít nhất là 45 ngày.

Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, tại Điều 38 quy định giải quyết thôi việc cho viên chức như sau:

Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Tuy nhiên, chị cũng cần phải biết về các trường hợp viên chức chưa được giải quyết thôi việc để xem mình có thuộc một trong các trường hợp đó hay không. Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 có quy định những trường hợp viên chức chưa được giải  quyết thôi việc như sau :

Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển;

c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

Nhìn vào các điều khoản trên và nếu chị thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 nêu ra thì chị vẫn chưa được giải quyết thôi việc.

Luật sư tư vấn Luật lao động cho mọi người

Thủ tục giải quyết thôi việc

a) Viên chức có nguyện vọng thôi việc có văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc; nếu không đồng ý cho viên chức thôi việc thì trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này và đồng thời giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, nếu chị được giải quyết thôi việc thì chị sẽ được hưởng các chính sách chế độ theo đúng quy định của pháp luật. Chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng nếu chị chưa được giải quyết chế độ thôi việc thì luật hiện hành không quy định là đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và đã báo trước 45 ngày mà chưa được giải quyết mà chị nghỉ việc thì chị có nghĩa vụ phải bồi thường cho nhà trường. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 45 Luật viên chức 2010 có quy định:

Điều 45. Chế độ thôi việc

  1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

Như vậy nếu chị tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 29 về thời hạn báo trước thì chị sẽ được trả trợ cấp thôi việc.

Giải quyết và giải phóng hợp đồng lao động theo đúng pháp luật

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề “: Liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của viên chức”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về Luật viên chức 2010 và Nghị định 29/2012/NĐ-CP  về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngày 12 tháng 4 năm 2012 và hồ sơ do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Nguồn: Kiến thức Luật lao động

Check Also

Đề nghị xử lý hình sự hơn 300 doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của ...