Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Giáo Dục / Chuyện cô giáo dạy môn phụ được học trò yêu thích

Chuyện cô giáo dạy môn phụ được học trò yêu thích

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

“Tôi đã không còn là con bé bướng bỉnh mà cô phải để mắt tới ngay lần đầu tiên nhận lớp chủ nhiệm, cũng không còn để cô phải viết thư tay gửi riêng suốt, cuốn sổ tu dưỡng đạo đức nhoe nhoét mực đỏ cũng chỉ còn là dĩ vãng… Tôi giữ trong tim kí ức về những ân tình, những kỉ niệm, và sẽ nhắc nhớ đến mãi mãi về sau! Để cám ơn cô về một thời đã vì tôi như thế!”

Đó là những cảm xúc của Nguyễn Thị Kim Anh (sinh năm 1992) một cựu học sinh Trường Trung học Phổ thông Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khi nói về cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên môn Giáo dục công dân của mình. Kim Anh cũng là người đã lập ra trang Fanpage “Hội những người yêu quý cô Thúy – GDCD (THPT Cẩm Bình)” trên Facebook và thu hút gần 3.500 lượt yêu thích của các cựu học sinh.

Cô Nguyễn Thị  Thúy trong một tiết giảng trên lớp 10A1, THPT Cẩm Bình.

Cô Nguyễn Thị  Thúy trong một tiết giảng trên lớp 10A1, THPT Cẩm Bình.

Là môn phụ nhưng Giáo dục công dân lại luôn là tiết học được đón chờ nhất của nhiều thế hệ học sinh Trường Trung học Phổ thông Cẩm Bình. Những bài giảng của cô Thúy không rập khuôn, giáo điều mà hướng đến giáo dục kỹ năng và thái độ cho học sinh. Mỗi bài học, cô Thúy đều xây dựng tình huống mà học sinh chính là những nhân vật giải quyết tình huống đó.

Cô Nguyễn Thị Thúy luôn quan niệm rằng, giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn là người bạn, quan tâm chia sẻ với các em trong cuộc sống. Ở lớp nào cô Thúy dạy, cô cũng đều cố gắng nhớ hết tên của các em học sinh trong lớp. Những bạn học sinh “cá biệt” lại được cô quan tâm bằng tất cả tình thương và sự tôn trọng, bằng sự chân tình của mình.

Cô Thúy chia sẻ: “Với tôi, Giáo dục công dân nghĩa là giáo dục con người. Ở đây không chỉ là hình thành nhân cách con người mà còn là giáo dục cách nhìn nhận sự việc, cách đánh giá một ai đó, thậm chí là giúp các em hiểu rõ bản thân mình là ai? Mình có ưu điểm gì để khám phá? Hiểu được những điều đó, tôi tin rằng môn học nào các em cũng sẽ học tốt”.

Những câu chuyện được cô Thúy đưa vào giảng dạy trên lớp chỉ đơn giản là câu chuyện của những người bạn mà cô gặp, việc tử tế mỗi ngày của những người xung quanh… Và câu chuyện được nhiều thế hệ học sinh nhớ nhất vẫn là về tấm gương từ chính cuộc đời của cô.

Sinh năm 1971 tại tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Thị Thúy theo bố mẹ vào Thanh Hóa sinh sống. Tốt nghiệp Đại học Vinh, năm 1992, cô Thúy theo chồng về Hà Tĩnh. Thời điểm đó, học sinh các cấp nghỉ học khá nhiều, nhất là học sinh Trung học Phổ thông, ngành Giáo dục giảm biên chế, Thúy không xin được việc làm. Để có tiền trang trải cuộc sống, cô làm đủ thứ nghề như: làm men nấu rượu, nuôi lợn, bán hàng rong và thậm chí là bốc cát thuê…

Năm 1996, cô được đi dạy tại Trường Trung học Phổ thông Cẩm Bình, chỉ 2 năm sau, căn bệnh hội chứng thận hư ập đến khi cô vừa tròn 28 tuổi. Bằng nghị lực của mình cùng sự động viên của học trò, đồng nghiệp, chồng và hai con gái, 20 năm qua, cô Thúy vừa chống chọi với bệnh tật vừa đảm bảo công tác chuyên môn, trường lớp.

Không chỉ dạy giỏi, cô Thúy còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội của trường. Nhiều năm liền, cô được tập thể tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Công đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Sử – Giáo dục công dân. Từ năm 2012 đến nay, cô Thúy là Bí thư Chi bộ Văn – Ngoại ngữ – Sử – Giáo dục công dân. Đặc biệt, năm 2014, tham gia cuộc thi “Bí thư chi bộ” toàn tỉnh Hà Tĩnh, cô Thúy đã giành giải Nhất.

Chia sẻ về cô Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Cẩm Bình Nguyễn Kỳ Quyết cho biết: “Cô Nguyễn Thúy là tấm gương về nghị lực và là một giáo viên yêu nghề, yêu trò. Dù mang trong mình bệnh tật, cô luôn đảm nhiệm tốt, thậm chí xuất sắc những phần việc được giao”.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Thông tin đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược lớp học T7&CN tại TPHCM

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur địa chỉ tuyển sinh vào đạo tạo Văn bằng ...