Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Kiến thức luật Hình sự / Bắt người trong Tố tụng hình sự

Bắt người trong Tố tụng hình sự

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
luat-su-tu-van-hinh-su
               Luật sư tư vấn hình sự miễn phí

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý gửi tới bạn đọc những quy định của pháp luật Tố tụng hình sự trong việc bắt người như đối tượng bị bắt, thẩm quyền ra lệnh bắt và thủ tục bắt người.

Bắt người được cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, cũng như để đảm bảo thi hành án. Thẩm quyền và thủ tục bắt người khác nhau tùy thuộc vào đối tượng bị bắt cũng như tùy giai đoạn tố tụng.
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định các trường hợp bắt người như sau:

Thứ nhất: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

  • Đối tượng áp dụng:

– Bị can: là người đã bị khởi tố về hình sự

– Bị cáo: là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử

  • Người có thẩm quyền ra lệnh bắt:

 – Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

– Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

luat-su-tu-van-hinh-su

Luật sư tư vấn giải quyết vụ án hình sự

  • Thủ tục bắt:

– Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có người chứng kiến: Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

– Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh bắt. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Trước khi bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.

– Lập biên bản về việc bắt. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

– Không được bắt bị can, bị cáo để tạm giam vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ) trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

luat-su-tu-van-hinh-su

Luật sư tranh tụng vụ án hình sự

Thứ hai. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

  • Đối tượng áp dụng:

– Người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Người đã thực hiện tội phạm (do người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm) mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

– Người mà tại chỗ ở hoặc trên người có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

  • Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

– Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

  • Thủ tục bắt:

– Việc bắt người trong trường hợp khẩn caaso phải có người chững kiến: Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

– Việc bắt phải có lệnh bắt. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Trước khi bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.

– Lập biên bản về việc bắt. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

– Báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc bắt khẩn cấp: Việc bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

luat-su-bao-chua

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Thứ ba. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

  • Đối tượng áp dụng:

– Người phạm tội quả tang: là người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

– Người đang bị truy nã: là người bỏ trốn và đã có lệnh truy nã.

  • Thẩm quyền bắt:

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

  • Thủ tục bắt:

– Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã không bắt buộc phải có lệnh bắt, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, không bắt buộc phải có người làm chứng.

– Giải người bị bắt tới cơ quan có thẩm quyền: Ngay sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản bàn giao người bị bắt và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:
Số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com
Điện thoại: 0989.384.385

Check Also

Trục lợi bảo hiểm không thành nạn nhân có nguy cơ ngồi tù

Bỏ ra 50 triệu đồng, người phụ nữ đã yêu cầu một nam thanh niên ...